Author Archives: ldao

Cách sắp đặt các bài viết theo tiêu chuẩn báo chí

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách sắp đặt nội dung các trang viết và sử dụng những ký hiệu theo tiêu chuẩn báo chí hiện đại trên mạng Internet.

Cách dùng các hình nhỏ để nhấn mạnh cảm nghĩ, phê bình
Những hình nhỏ sau đây rất phổ biến khi muốn diễn tả cảm nghĩ của tác giả các bài viết. Để ý trong phần Settings.Writing, để móc trong ô vuông emoticons (hình nhỏ tình cảm). Đặt một trong những chữ sau đây giữa dấu hai chấm (:) như sau:

(:smile: :smile:) (:grin: :grin:) (:sad: :sad:) (:eek: :eek:) (:shock: :shock:)

(:???: :???:) (:cool: :cool:) (:mad: :mad:) (:razz: :razz:) (:neutral: :neutral:)

(:wink: :wink:) (:lol: :lol:) (:oops: :oops:) (:cry: :cry:) (:evil: :evil:)

(:twisted: :twisted:) (:roll: :roll:) (:!: :!:) (:?: :?:) (:idea: :idea:)

(:arrow: :arrow:) (:mrgreen: :mrgreen:)

Nếu trong bài viết cần chữ :smile:, thay thế dấu hai chấm bắt đầu bằng chữ : (để ý bắt đầu bằng dấu & và tận cùng bằng chấm phẩy).

Cách sắp đặt chữ viết kế bên hình hay phim ảnh

Dùng mệnh lệnh như sau để trình bày chữ viết ngang hàng với hình hay phim để đỡ tốn chỗ, tránh thấy trống trải. Thí dụ này cho thấy hình mẫu aodai.1.jpg đặt bên trái và hàng chữ trình bày đặt bên phải <div align=center style=”text-align:left;margin-top:5px;”>.
Dùng mệnh lệnh <br clear=”left” /> khi muốn xuống hàng và sắp chữ bình thường trở lai.

Dùng mệnh lệnh left, right, hay center ngay sau text-align: để xếp cột chữ thẳng hàng về phía trái, phải, hay ngay chính giữa. Để ý dùng margin-top:5px; nếu muốn chừa một khoảng trống ở phía đầu (margin-top) hay cuối (margin-bottom) cột chữ. Dùng hspace và align bên trong <img> để có khoảng trống giữa hình và cột chữ đồng thời để hình sang bên trái hay phải.

Cách sắp đặt chữ viết giữa hai hình hay phim ảnh

Tương tự như trên, hình bên trái dùng align=left và hình bên phải dùng align=right đặt bên trong <img>.

Cách xếp đặt nội dung các trang viết cho đẹp mắt

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách xếp đặt nội dung các trang viết cho đẹp mắt, dễ đọc, dàn dựng thân bài, thêm các chỗ trống, vẽ đường kẻ ngang, đổi màu và kiểu chữ viết để gây sự chú ý cho người đọc đến những phần chính như tóm tắt, tựa đề, và các tiết mục quan trọng khác. Kỹ thuật này sử dụng phần gắn thêm (plugin) và một số mệnh lệnh đơn giản trong tiêu chuẩn HTML (Hypertext Markup Language).
 

Cách vẽ khung tựa bài:
Các bài đăng đa số cần đóng khung những phần chính như tựa đề hay phần tóm tắt giới thiệu bài giống như khung tóm tắt trên. Thí dụ sau đây vẽ khung cho tựa đề nhạc cảnh “Anh Còn Nơ. Em”.
[highlight]Nhạc Cảnh Anh Còn Nợ Em[/highlight]

Nhạc Cảnh Anh Còn Nợ Em

 

Nền trong khung có thể đổi với background=RRGGBB. RR (Red, đỏ), GG (Green, xanh lá cây), BB (Blue, xanh dương). Số các màu sắc này có thể chọn từ bảng màu (color dialog) có trong Photoshop hay Proshow. Nên chọn các màu nhạt để dễ đọc chữ và không bị chói mắt. Thí dụ sau đây cho thấy khung có nền màu trái đào (background=FCE4B5), viền đỏ (borderColor=E00000) và dày hơn (border=2), mép rộng hơn (padding=5) và xắp hàng chữ về bên phải (align=right).
[highlight background=FCE4B5 border=2 borderColor=E00000 padding=5 align=right]Nhạc Cảnh Anh Còn Nợ Em[/highlight]

Nhạc Cảnh Anh Còn Nợ Em

 

Cách giới thiệu phim ảnh:
Khi trình bày phim ảnh ở dạng flv, khi bắt đầu hay lúc hết phim có thể để một bức hình giới thiệu thường là một khung ảnh chính lấy ra từ trong phim. Phim và hình giới thiệu không bắt buộc phải đặt cùng website có chứa trang viết. Nếu phim hay hình ảnh chứa ở một website khác, để ý ghi đầy đủ tên địa chỉ của phim hay hình đó bắt đầu bằng chữ http://. Phim ảnh “Anh Còn Nợ Em” để cùng website có chứa trang này. Phim ảnh “Ru Ta Ngậm Ngùi” dưới đây lấy ra từ một trang website khác. Kích thước trình bày có thể thay đổi tùy ý cho thích hợp với nội dung bài viết, không cần phải theo kích thước của phim ảnh nguyên thủy.

Cách vẽ đường kẻ ngang:
Phần trên có hai đường kẻ ngang màu xám lợt. Khi cần vẽ đường kẻ ngang, có thể dùng mệnh lênh như sau: <div style=”height:1px”><hr /></div> và thay đổi số kích thước chiều cao height (khi xuống hàng).

Cách đổi kiểu, màu sắc, và kích thước chữ viết
Dùng mệnh lệnh sau đây để đổi kiểu mặt chữ (face), màu sắc (color), và cỡ chữ (size). Tránh chọn mặt chữ bừa bãi vì người xem trang viết có thể không có mặt chữ chọn làm cho cách trình bày bị xấu hẳn đi. Nên chọn Arial hay Verdana cho mặt chữ trơn không có móc. Giới hạn mặt chữ có móc chọn Times hay Georgia. Cỡ chữ trung bình 2 hay 3. Số càng lớn chữ càng to. Nên chọn màu chữ đậm trên nền có màu lạt cho dễ đọc. Nên chọn một trong những màu tiêu chuẩn sau đây: red, green, blue, cyan, magenta, yellow, darkred, darkgreen, darkblue, darkcyan, darkmagenta, brown, black, hay white (trên nền màu).
Thí dụ, <font face=”Times” color=”darkmagenta” size=”4″>Nhạc Cảnh Ru Ta Ngậm Ngùi</font>
Nhạc Cảnh Ru Ta Ngậm Ngùi chép từ một website khác (để ý bắt đầu từ hàng chữ http://)

Cách điều chỉnh các khoảng trống:
Đôi khi WordPress tự động tạo ra những khoảng trống hơi lớn quá khi xuống hàng. Những khoảng trống này có thể làm nhỏ lại cho đẹp hơn dùng mệnh lệnh sau đây: <div style=”height:10px”>&nbsp;</div>
Đổi số chiều cao (height) để khoảng trống nhỏ lại hay lớn ra.

Cách tải chép phim ảnh xuống (download):
Bất cứ hồ sơ tài liệu hay phim ảnh nào cũng có thể tải hay chép xuống máy của người đang xem. Hồ sơ chép xuống có thể chứa trong một website khác, không bắt buộc phải chứa cùng máy có bài đăng. Thí dụ sau đây dùng mệnh lệnh HTML để chép phim ảnh RuTaNgamNgui.flv từ website ndau.dientoan.us với hàng chữ chỉ dẫn (Xin bấm vào đây…)
<a href=”http://ndau.dientoan.us/video/RuTaNgamNgui.flv”>Xin bấm vào đây để chép xuống nhạc cảnh “Ru Ta Ngậm Ngùi”</a> giống như trong phần đường kẻ trên, hoặc phim ảnh LaiMotChiecLaRoi.flv từ trang này như sau:
<a href=”/video/LaiMotChiecLaRoi.flv”>Xin bấm vào đây để chép xuống nhạc cảnh “Lại Một Chiếc Lá Rơi”</a>

[WMVPlayer video=”/video/LaiMotChiecLaRoi.flv” image=”/video/LaiMotChiecLaRoi.jpg” width=480 height=294 autostart=0]


Để ý tiêu chuẩn mở ra (<a>) và đóng lại (</a>) trong hệ thống HTML. Dấu hiệu gạch chéo / (đóng) luôn luôn đứng ngay sau dấu nhỏ hơn (<) và đứng trước chữ.

Cách thức trình bày và quản trị phim ảnh

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách thức trình bày và quản trị phim ảnh thu dưới các dạng khác nhau như flv, mp4, wmv, mpg, hay avi.

1. Khi tạo nhạc cảnh trong Phoshow hay phim ảnh trong Premiere, nên dùng kích thước theo tiêu chuẩn DVD 720×480 thu dưới dạng mpeg2 để giữ màu sắc trung thực, linh động và hình ảnh được rõ nét. Sau đó nên dùng TmpegEnc để chuyển dạng phim thành những dạng có thể đặt trên mạng Internet.

Khi chuyển dạng phim, nên đổi kích thước màn ảnh cho nhỏ lại khoảng 400×280. Tránh chọn kích thước lớn hơn 640×320 khi đăng trên mạng Internet đòi hỏi nhiều điều kiện rắc rối gây ra khó khăn cho người xem, thường dễ bị giựt, đứt quãng nếu hơn 5 phút.

Nên dùng dạng flv hay mp4 để giảm sức chứa khỏi tốn chỗ. Để ý dùng hệ thống gắn thêm (plugin) có tên flashvideo hay WMVPlayer nếu muốn trình bày phim ảnh thu ở các dạng phổ thông khác như wmv, mpg, hay avi. Tránh dùng mpg vì đòi hỏi sức chứa rất lớn, mặc dù màu sắc phim mpeg2 thường sặc sỡ nhất. Nếu chọn dạng avi, tránh dùng DV và nên chọn hệ dồn nén divx.

2. Chép hệ thống gắn thêm (plugin) có tên WMVPlayer trong phần Inactive (không dùng) lên website muốn trình bày phim ảnh dưới dạng wmv, avi, mpeg, hay mp4. Trong khung điều hành (wp-admin), chọn plugin có tên Windows Media Player và chọn Activate (đem dùng).

Chọn kích thước thích hợp cho chiều ngang (width=) và chiều cao (height=) của phim ảnh để hình ảnh trình bày không bị méo dạng. Nếu không có width và height, WMVPlayer sẽ chọn kích thước nguyên thủy của phim ảnh. Tránh phóng lớn phim ảnh vì sẽ thấy hình bị nổ (pixelation). Chọn autostart=1 (tự động) hay autostart=0 (đứng yên). Chọn repeat=1 (lập lại) hay repeat=0 nếu cần. repeat chỉ hoạt động khi dùng dạng phim flv hay dùng Internet Explorer và một số phiên bản của Firefox.

Thí dụ sau đây dùng WMVPlayer để trình bày phim ảnh “Đêm Nay Ai Đưa Em Về” dưới dạng mp4.
<div align=center>[WMVPlayer video=”/video/DemNayAiDuaEmVe.mp4″ width=640 height=384 autostart=0 repeat=1 /]</div>

3. Trong khung điều hành, mục plugin, tìm gắn thêm (Add New) hệ thống gắn thêm có tên Smart Youtube và chọn Activate. Chọn Settings.Smart Youtube để thay đổi kích thước trình bày, mặc dù phim ảnh vẫn nằm trong trang Youtube.

Thí dụ sử dụng phim từ trang youtube

Giọt Mưa Trên Lá

httpv://www.youtube.com/watch?v=dsGi31npGcI

Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng

httpv://www.youtube.com/watch?v=aMVodkwmUHI

Cách quản trị và điều hành các bài đăng trên mạng Internet

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách trình bày hình ảnh mỹ thuật có phụ đề tiếng Việt dùng Web Album Maker và cách thức quản trị các bài viết đã xuất bản hay chưa đăng.

1. Web Album Maker tự động đặt một hàng chữ quảng cáo ở phía dưới khung hình triển lãm. Có thể loại bỏ dòng chữ quảng cáo bằng cách xóa từ hàng chữ <div class=”generator”> cho đến </div> để khỏi tốn chỗ. Chúng ta cũng có thể thay thế hàng chữ này (Web Album Maker 2.2) để liên kết đến một trang web khác (thí dụ, thay thế chữ http://www.dientoan.us trong dấu ngoặc kép).

2. Khi thiết lập kích thước khung triển lãm, tìm số chiều cao và chiều ngang trong index.html ngay sau chữ height=width=. Có thể thay đổi các số này trong dạng <iframe> cho khung triển lãm nhỏ lại. Khi làm khung nhỏ lại, nhớ để scrolling=yes để thấy các thanh di chuyển hầu xếp đặt vị trí khung xem cho dễ dàng.

3. Trong khung điều hành (wp-admin) bấm chọn Posts để thấy các bài viết đã xuất bản hay chưa đăng. Nếu số bài viết quá nhiều, chọn xem bài theo ngày tháng (thí dụ, cho thấy bài viết trong tháng 2, 2011) hay theo thể loại (thí dụ, chọn thể loại Phim ảnh) rồi bấm Filter (Thanh lọc) để rút ngắn danh sách các bài viết. Chọn All (tất cả các bài), Published (bài đã xuất bản), Draft (bài chưa đăng), hay Trash (bài vứt trong thùng rác). Để ý những con số trong ngoặc cho thấy tổng số bài hiện có trong mỗi mục.

Khi xem bài hiện có trong mục Trash, có hai cách chọn lựa: restore (hoàn trả lại như cũ) hay delete permanently (xóa vĩnh viễn). Nên cẩn thận và xét lại trước khi quyết định xóa các bài có nội dung dài đang nằm trong thùng rác. Bấm nút Empty Trash sẽ xóa mất hết tất cả các bài trong thùng rác.

4. Phim ảnh nên thu dưới dạng flv (sức chứa nhẹ đỡ tốn chỗ) hay mp4 (hình ảnh có màu sắc và chất lượng cao, rõ ràng). Tránh làm phim có kích thước lớn hơn 640×320 khi đăng trên mạng Internet đòi hỏi nhiều điều kiện gây ra khó khăn cho người xem. Thí dụ sau đây cho thấy phim nhạc hoà tấu Giọt Mưa Trên Lá thu ở dạng mp4:

Get the Flash Player to see this content.

Muốn để phim ở ngay giữa trang, dùng dạng <div align=center>, thay thế chữ center bằng chữ left (trái) hay right (phải) khi cần (để ý tiêu chuẩn đóng và mở trong HTML).
<div align=center>[flashvideo file=video/GiotMuaTrenLa.ConcertoHD.mp4 /]</div>

Chọn kích thước theo ý muốn:
[flashvideo file=video/GiotMuaTrenLa.ConcertoHD.mp4 width=480 height=320 /]

Để kích thước và cách thức trình bày được thống nhất, trong khung điều hành (wp-admin), chọn Settings.Flash Video. Đổi kích thước phim ảnh tại Player Width (chiều ngang, 480) và Player Height (chiều cao, 320). Chọn Play Icon để thấy dấu tam giác khi tạm ngưng phim ảnh. Chọn AutoStart có móc nếu muốn phim hát ngay không cần bấm. Chọn Repeat (lập lại) là Always hay None (không lập lại).

Cách triển lãm hình ảnh mỹ thuật trên mạng Internet

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách thiết lập, trình bày hình ảnh dưới hình thức triển lãm mỹ thuật dùng kỹ thuật tổng hợp WordPress và Web Album Maker.

Cài và mở Web Album Maker, bấm chọn nút Add. Chọn folder có chứa các hình ảnh muốn triển lãm, đánh dấu chọn các hình đó và bấm nút Open. Kéo và buông nút chuột trái để xếp đặt lại thứ tự trình bày hình ảnh theo ý muốn. Bấm nút có dấu mũi tên 90 độ để quay hình kiểu dựng đứng thành nằm ngang hay ngược lại. Bấm chọn nút Next kế tiếp.
Chọn một kiểu trình bày thích hợp yên lặng hay có kèm sẵn âm thanh, thí dụ Flash03. Hình phía bên phải cho thấy đại cương hình dáng của khung ảnh triển lãm. Bấm chọn nút Next kế tiếp.

Đặt tên khung hình (Album Title) và chọn vị trí chép ra (Output folder). Có thể để kích thước tự động (default có móc) hay gỡ móc default để chọn kích thước hình ảnh trình bày (slide) và hình ảnh nhỏ (thumbnail) theo ý muốn. Giữ móc Keep nếu muốn giữ tỉ lệ nguyên thủy để hình khỏi méo dạng. Bấm nút Make Album để tạo ra hình ảnh triển lãm mỹ thuật. Bấm nút Exit khi hoàn tất dự án.

Tìm hồ sơ có tên slides.xml trong folder vừa viết ra. Dùng WordPad đổi nội dung hồ sơ nói trên tại những hàng chữ listtext để ghi chữ trên hình và đổi tên hình trong lúc triển lãm. Nếu folder viết ra không đặt sẵn trong website, nhớ chép folder này vào vị trí ổ Y:, thí dụ, Y:wordpressslideshowbutterflies

Tìm vị trí hồ sơ index.html rồi tạo một bài đăng mới Posts.Add New có hàng chữ sau đây:
<iframe src=”/slideshow/butterflies/index.html” width=901 height=650 scrolling=no frameborder=1></iframe>

Chiều ngang width và chiều cao height có thể tìm thấy trong hồ sơ index.html. Đổi scrolling=yes nếu muốn kích thước trình bày nhỏ lại và đặt que kéo theo ý muốn.

Thí dụ sau đây vẽ khung màu xám cho hình triển lãm. border:1px xác định độ dày của khung vẽ tại một điểm màu. Màu khung vẽ #A0A0A0 theo dạng #RRGGBB (RR – đỏ, GG – xanh lá cây, BB – xanh dương). Số màu có thể chép từ Photoshop hay Proshow khi cần định màu. Cách chọn màu khác gồm có #000000 (black, đen), #RR0000 (red, đỏ), #00GG00 (green, xanh lá cây), #0000BB (blue, xanh dương), #RRGG00 (yellow, vàng), #RR00BB (magenta, tím đỏ), #00GGBB (cyan, xanh nước biển), và #RRGGBB (white, trắng). RR, GG, BB có độ sáng từ 00 đến FF (0, đen và FF, trắng).

Cách viết bài đăng trên mạng Internet

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách thiết lập, chỉnh sửa, và cập nhật hóa nội dung các bài viết trước khi đăng (xuất bản). Chọn Posts (bài đăng), chọn tiểu mục Posts để thấy danh sách và tên các bài đã có sẵn.

1. Chọn Add New (thêm bài mới) nếu muốn viết hay xuất bản bài mới.
Bài mới nên có tựa đề (title) ngắn gọn. Nhớ chọn khung HTML (HyperText Markup Language) để viết bài mới. Bài mới có thể viết hay chép từ một hệ thống hay nguồn máy khác và đem dán tại đây. Nên viết phần tóm tắt (Excerpt), nếu không có phần này, WordPress sẽ trích ra một số câu trong đầu bài viết làm phần tóm tắt.
Bỏ móc Allow comments (cho phép phê bình, chê khen) nếu không muốn cho bá tánh phê bình ở cuối bài sau khi xuất bản. Thỉnh thoảng nhớ bấm chọn Save Draft (giữ bản nháp) để tránh những tai nạn đáng tiếc. Để ý phần Visibility (được xem), bấm chọn Edit và chọn nút Public (chung) hay Private (riêng, chỉ có tác giả bài viết được xem).

Bấm Edit trong phần Publish immediately (xuất bản ngay) để chọn ngày giờ xuất bản trước khi bấm nút Publish (xuất bản).

Để ý cách sử dụng các nút b (chữ đậm), i (chữ nghiêng), link (nối vào bài khác hay nơi khác), ins (thời gian), img (hình ảnh, width, height, border),   (khoảng trống) và close tags (đóng) để nội dung bài được dễ đọc. Nên biết cách dùng <div align=center> khi muốn đặt hình hay bài vào giữa trang. Đổi chữ center thành left hay right nếu muốn xếp theo bên trái hay phải.

Khung viết nếu ngắn quá có thể sửa rộng thêm. Bấm chọn Settings.Writing (Mục thiết lập.Viết), đổi size of the post box (kích thước khung viết) khoảng 25 đến 30 dòng.

Nên phân loại các bài viết theo một số thể loại thích hợp. Chọn + Add New Category (Thêm thể loại mới), ghi tên thể loại trước khi bấm nút Add New Category. Bỏ móc các thể loại không muốn cho bài viết đăng nhập. Bấm chọn tiểu mục Categories (Thể loại) trong mục Posts khi muốn quản trị hay thay đổi tên các thể loại.

Bấm chọn tiểu mục Posts (Bài đăng) trong mục Posts khi muốn quản trị hay thay đổi thể loại các bài đang viết hay đã xuất bản. Chọn Edit để chỉnh sửa nội dung, Quick Edit để thay đổi thể loại, cho phép phê bình, đổi ngày giờ xuất bản, đổi bài thành chung hay riêng. Chọn Trash để bỏ bài vào thùng rác. Chọn mục Trash để xem các bài hiện đang ở trong thùng rác. Chọn Restore hay Empty Trash để giữ lại bài viết hay thực sự hủy bỏ.

2. Chọn Settings.Flash Video để thay đổi cách trình bày phim ảnh. Tránh chọn kích thước phim ảnh lớn quá tốn nhiều chỗ chứa. Có thể chọn phim chạy tự động (Auto Start) hay tự lập lại (Repeat) và kiểu dạng (style).

3. Khi tạo hình trình bày trên mạng, nên chọn tên hình và kích thước cho thống nhất. Nên đặt tên hình dùng số thứ tự và thu gọn hình nhỏ lại cho rõ và đỡ tốn chỗ (nên thuộc cách sử dụng Faststone Photo Resizer).

Cách thiết lập trang nhà trên mạng Internet

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách thiết lập sự hiện diện của bạn trên mạng Internet dùng kỹ thuật CMS (open source Contents Management System, hệ thống quản lý nội dung nguồn mở) phổ biến WordPress (báo chí từ văn bản), chú trọng đến khía cạnh trình bày và lãnh vực xuất bản nội dung của các trang viết.
Phương pháp này tiện dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như bài viết dùng kiểu chữ thời trang, hình ảnh rõ ràng, phim ảnh và âm thanh có chất lượng cao. Người thiết kế các trang web dùng kỹ thuật này không cần phải mất nhiều thì giờ, không bị đòi hỏi phải có trình độ điện toán cao cấp, và cũng không cần học cách thức bố trí và xếp đặt các cơ sở dữ liệu (database).

1. Mỗi học viên được thiết lập sẵn một trang nhà đặt tại www.dientoan.us, thay thế chữ www với tên người dùng (user name), chẳng hạn như ndao.dientoan.us. Sau khi thay đổi hay thêm bớt nội dung của các trang web, nên kiểm soát hay thử nghiệm lại với trình duyệt Firefox và Internet Explorer theo địa chỉ sau đây (nhớ thay thế chữ www với tên người dùng) www.dientoan.us/wp-admin/
Trước khi chỉnh sửa nội dung, người dùng phải đăng nhập vào trang nhà của mình với mật mã tạm thời xxxxtoanxxxxxn.

2. Lựa chọn một thiết kế chủ đề (theme design) tại mục Appearance (Hình dáng), chọn mục Theme (chủ đề), sau đó chọn một trong vài kiểu đã thiết kế sẵn: Classroom Simplified (Lớp Học Đơn Giản) làm chủ đề, bấm Activate (dàn dựng).

3. Để viết chữ có dấu dễ dàng, chọn mục Plugins (Cắm thêm), chọn danh sách các phần cắm thêm (Plugins), dàn dựng thành phần có tên WP-Mudim. Nếu thành công, hàng chữ Plugin activated (phần cắm thêm đã dàn dựng) sẽ hiện ra. Chọn tiêu chuẩn Viqr, bỏ móc chính tả và bỏ dấu kiểu mới nếu không dùng. Gõ F9 để đổi sang tiếng Anh hay khi viết chữ không có dấu. Gõ F8 để tạm thời tắt hàng hướng dẫn tóm tắt bên dưới.

4. Thay đổi một số chi tiết chính tại Settings.General (Mục thiết lập.Chung). Bấm save changes (để lưu trữ các thay đổi) sau khi làm xong.

5. Thay đổi các phần mục trong chủ đề (theme options), chọn nền hình (background), hình và màu làm tiêu đề (header).

6. Sắp xếp các widget (phụ tùng trong trang) gồm có Categories (thể loại), Calendar (Lịch trình), Recent Posts (Bài mới viết), Archives (Lưu trữ), và Pages (mục lục cho các trang chính).

7. Thực tập làm trang đầu tiên với phim mẫu Diễm Xưa, dùng kiểu mẫu sau đây

Get the Flash Player to see this content.
chọn mục Posts (Các bài viết). Sau đó chon Add New (Thêm bài mới). Chọn thể loại đã có sẵn hay thêm thể loại mới (Add New Category). Có thể thay đổi chi tiết của các thể loại đã có sẵn trong mục phụ Categories.

Chúc Mừng Năm Mới

Chúc xuân, chúc tết, chúc bình an.
Chúc thêm sức khỏe, chúc giàu sang.
Chúc sang năm mới nhiều hạnh phúc.
Công thành, danh toại, chúc vinh quang…

Get the Flash Player to see this content.

Năm mới Tết đến
Rước hên vào nhà
Quà cáp bao la
Mọi nhà no đủ
Vàng bạc đầy hũ
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Sum vầy hạnh phúc
Cầu tài chúc phúc
Lộc đến quanh năm
An khang thịnh vượng.

Cách thiết lập trang nhà trên mạng Internet

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách thiết lập sự hiện diện của bạn trên mạng Internet dùng kỹ thuật CMS (open source Contents Management System, hệ thống quản lý nội dung nguồn mở) phổ biến WordPress (báo chí từ văn bản), chú trọng đến khía cạnh trình bày và lãnh vực xuất bản nội dung của các trang viết.
Phương pháp này tiện dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như bài viết dùng kiểu chữ thời trang, hình ảnh rõ ràng, phim ảnh và âm thanh có chất lượng cao. Người thiết kế các trang web dùng kỹ thuật này không cần phải mất nhiều thì giờ, không bị đòi hỏi phải có trình độ điện toán cao cấp, và cũng không cần học cách thức bố trí và xếp đặt các cơ sở dữ liệu (database).

Cách kết hợp màu sắc từ các hình ảnh khác nhau

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn cách kết hợp màu sắc từ các hình ảnh có kích thước và độ sáng khác nhau tổng hợp thành một bức hình mới chứa các màu sắc chính có trong hình nguyên thủy trung hòa với màu chọn làm nền hình mới để màu sắc được hài hòa tự nhiên không bị tương phản.

Dùng hai hình mẫu aodai.1.jpg và aodai.2.jpg dưới đây có màu sắc tương phản khác nhau. Tóc người mẫu bên trái có ánh màu xanh dương đậm và nét mặt trắng sáng. Người mẫu trong hình bên phải đứng trong bóng mát nên mặt hơi tối và có ánh màu nâu (color cast) do bức tường phản chiếu.

 

Khi sửa và ráp hình 1 vào hình 2, nên để ý đến những chi tiết hay gặp sau đây. Kích thước hình 1 lớn hơn nên cần phải thay đổi tỉ lệ (Edit.Transform. Scale) để hai khuôn mặt có kích thước ngang cỡ nhau. Dùng các đường kẻ ngang và dọc để đánh dấu vị trí và kích thước khuôn mặt người mẫu trong hình 2 như sau.

 

Bấm chuột trái chọn hình 1 và kéo bỏ vào hình 2 để tạo ra một lớp chứa mới. Người mẫu đầu hơi nghiêng về một bên nên sau khi thu nhỏ hình 1, nên quay ngược chiều kim đồng hồ (Edit.Transform. Rotate) để đầu người mẫu trong hình 1 cũng hơi nghiêng cùng chiều như trong hình 2. Nhớ tạm thời đổi độ mờ (opacity) của lớp chứa hình 1 xuống khoảng 50-60% để dễ so sánh kích thước và định hướng của vị trí đặt hình ráp.

Tạo ra một bản sao của lớp chứa hình 1 và đổi phép trộn màu (layer mode) thành Multiply (toán nhân). Các điểm màu trong bản sao sau khi bị đổi màu sẽ được trộn với màu sắc nguyên thủy của lớp chứa hình 1 nằm bên dưới. Chọn Hue/Saturation, nhớ để móc Colorize (đổi màu). Đổi độ bão hòa (Saturation) và độ sáng (Lightness) cho tới khi màu sắc trông giống màu khuôn mặt hình 2 mặc dù tóc và các chi tiết khác vẫn có ánh màu của bức hình nguyên thủy.

Multiply mode Levels to adjust the midtone

Cách trình bày tổng hợp dùng Premiere Pro, Photoshop và Proshow

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách viết chữ kiểu để làm phụ đề hay phần giới thiệu (movie title). Bài này chú trọng về phương pháp tổng hợp khi cần hoạt hình (animation) hay ráp nối vào các hệ thống khác không có chữ kiểu như Pinnacle HD, Proshow Producer.

1. Vẽ hàng chữ có dấu “Diễm Xưa” theo kiểu chữ thư pháp Thiên Ân (UTM ThuPhap Thien An). Đặt hàng chữ trên đường phim (timeline), chọn export frame, chọn dạng bmp (bitmap files) để chép khung hình có hàng chữ thành một hình khác, đặt tên DiemXuaThuPhap.bmp. Bức hình mới có chữ kiểu có thể được sửa lại dùng Photoshop và sau đó ráp nối, hoạt hình trong Proshow Producer.

2. Mở DiemXuaThuPhap.bmp trong Photoshop. Đổi màu đen bên ngoài chữ thành trong suốt (Edit.Clear) dùng đũa thần (magic wand), giới hạn độ sai (tolerance) xuống 8 hay nhỏ hơn để những vị trí màu đen không lấn vào viền màu trên mặt chữ. Nhớ gõ nút Shift và chọn những chỗ khuyết bên trong mặt chữ. Chọn Select.Inverse để lấy phần màu bên trong mặt chữ làm mặt nạ (mask). Tạo ra một lớp chứa mới có tên Mask và tô màu mặt nạ thành màu trắng (Alt.Backspace).

3. Tạo ra hai hình mới có tên DiemXuaThuPhap.png chứa chữ màu và trong suốt bên ngoài chữ Diễm Xưa. Hình DiemXuaThuPhapMask.png chứa mặt nạ che chữ Diễm Xưa màu trắng.

4. Tạo ra một hình cầu vồng đặt tên Rainbow.png dùng màu liên tục (Gradient). Kích thước và hướng vẽ cầu vồng không quan trọng vì có thể thay đổi dễ dàng trong khi hoạt hình.

5. Trong Proshow Producer, DiemXuaThuPhap.png, DiemXuaThuPhapMask.png, Rainbow.png trở thành ba lớp chứa. DiemXuaThuPhapMask.png dùng làm mặt nạ để che Rainbow.png.
Khi quay hay đổi kích thước chữ Diễm Xưa, độ phóng đại và góc quay của hai lớp chứa DiemXuaThuPhap.png và DiemXuaThuPhapMask.png phải giống y hệt nhau để hình cầu vồng không lọt ra ngoài mặt chữ.

6. Thực tập với hình nền aodai.bamau.jpg, chọn fill frame. Vì có độ trong suốt, mặt nạ chọn loại Alpha (Transparency). Quay chữ bằng cách đổi tỉ lệ phóng đại chiều ngang (Zoom X) từ 0% đến 100%.

Cách ráp nối phim ảnh dùng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập một số kỹ thuật thường dùng trong khi ráp nối để phim ảnh và âm thanh không bị gián đoạn, được liên tục theo ý muốn.

1. Khi cắt phim, âm thanh của đoạn phim bị cắt sẽ mất đi. Nếu muốn giữ lại, để mũi tên vào đoạn phim cắt, bấm chuột phải (right click) và chọn Unlink (tách ra). Âm thanh của đoạn phim cắt sẽ được tách rời ra và có thể rời đến vị trí khác. Premiere không gạch dưới tên phim và âm thanh để cho biết phim và âm thanh không còn liên hệ nữa.

2. Premiere cho phép đặt nhiều đường âm thanh khác nhau cho cùng một đoạn phim. Chọn Sequence.Add tracks… tạo các đường âm thanh mới như audio 2, audio 3, tùy ý. Kỹ thuật này rất tiện lợi khi muốn hòa nhạc vào âm thanh sẵn có của đoạn phim.

Thí dụ, chọn Import… DemNayAiDuaEmVe.wav vào trong khung thùng phim. Kéo bỏ đoạn âm thanh này vào trong Audio 2. Chọn khung Audio Mixer và kéo các nút (slider) để điều chỉnh cường độ âm thanh to nhỏ cho phù hợp với đoạn phim sau khi cắt ráp. Kéo khung giữa cho rộng ra nếu không thấy Audio Mixer.

Khi mở đầu hay kết thúc phim, có thể chọn Audio Transitions.Cross Fade.Constant gain (Âm thanh chuyển tiếp.Giảm.Đều) để điều chỉnh cường độ âm thanh cho từ từ lớn ra hay nhỏ đi. Nên dùng keyframes để thay đổi cường độ âm thanh ở những vị trí bất kỳ.

3. Trong khi cắt ráp, nhiều khi cần chuyển dịch một nhóm phim hay âm thanh đến một vị trí khác để có chỗ nhét thêm những đoạn phim chuyển tiếp cho linh động. Bấm chuột trái trên đường phim hay âm thanh (timeline) và kéo khung hình chữ nhật đổi màu đánh dấu những đoạn cần chuyển dịch. Để ý những đoạn muốn chuyển dịch phải lọt vào bên trong khung hình chữ nhật. Chọn một trong những đoạn bị đổi màu, bấm chuột trái và kéo những đoạn này đến vị trí mới.
Nên dùng đường kẻ timeline để định chính xác vị trí khi chuyển dịch. Nhớ chọn Edit.Undo nều lầm lẫn và muốn làm trở lại.

4. Chọn Clip.Speed/Duration để làm phim hay âm thanh hát nhanh lên hay chậm lại. Để móc Reverse Speed (Tốc độ ngược) nếu muốn hát ngược. Để móc Maintain Audio Pitch (giữ giọng âm thanh) để giữ cho tiếng nói không bị lạc giọng.

5. Kiểu chữ thư pháp Thiên Ân tải từ trang fontchudep.vn hay Hùng Lân tải từ trang fontchu.com. Thực tập với chữ có dấu như Diễm Xưa. Đặt hàng chữ trên đường phim (timeline), chọn export frame hay movie, chọn dạng bmp (bitmap files) để chép khung hình có hàng chữ thành một hình khác. Bức hình mới có chữ kiểu có thể được ráp nối rất dễ dàng sau khi mang vào Proshow Producer.

Cách trình bày chữ kiểu dùng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách viết chữ kiểu để làm phụ đề hay phần giới thiệu (movie title). Bài này chú trọng về phương pháp tổng hợp các cách thức tô màu (Fill), vẽ đường ánh sáng chiếu óng ánh (Sheen), và đường dệt (Texture). Thay đổi thành phần tổng hợp giúp tạo ra những hàng chữ rất linh động, tiện dụng khi cần ráp nối vào các hệ thống khác không có chữ kiểu như Pinnacle HD, Proshow Producer.

1. Bấm nút dấu hiệu tam giác để đóng lại các phần Transform (Biến đổi), Properties (đặc tính), Strokes (viền chữ), và Shadow (chữ có bóng) nếu không cần dùng đến.

Bấm nút dấu hiệu tam giác chúi xuống để mở phần Fill (đổi màu chữ). Nhớ chọn có móc trong ô vuông kế bên. Màu chữ nên chọn khi làm phim gồm có ba loại chính:
1.1. Solid (một màu). Chọn thể loại Solid trong hàng Fill type (cách tô màu).

1.2. Linear Gradient (2 màu liên tục). Trong hàng Color có hai ô vuông có nóc. Màu chữ sẽ đổi liên tục căn cứ vào hai màu chọn trong hai ô vuông này. Xê dịch vị trí của mỗi ô vuông có nóc sang trái hay phải để thay đổi số lượng màu vẽ trên mặt chữ nhiều ít tùy ý. Bấm hai lần (double click) để chọn màu trong bảng màu (color dialog). Nhớ chọn số trong ba màu chính (đỏ: Red, xanh lá cây: Green, xanh dương: Blue).

Nếu bấm chuột trái một lần (left click), màu trong ô vuông có nóc được vẽ lại trong hàng dưới có tên Color Stop (màu chặn). Có thể đổi một trong hai màu liên tục này bằng cách bấm vào ô vuông Color Stop. Cường độ của màu liên tục có thể giảm đi qua Color Stop opacity (độ mờ). Đổi hướng màu vẽ từ 0 đến 359 độ hay kéo quay kim đồng hồ trong phần Angle (góc quay).

1.3. 4-color gradient (4 màu liên tục góc hình chữ nhật). Bấm hai lần vào ô vuông tại mỗi góc để chọn màu thích hợp.

2. Cách vẽ ánh sáng óng ánh (Sheen). Bấm nút dấu hiệu tam giác chúi xuống để mở phần Sheen (ánh sáng chiếu óng ánh). Nhớ chọn có móc trong ô vuông kế bên.
Đường ánh sáng chiếu óng ánh được vẽ đi ngang mỗi chữ. Bấm chuột trái vào ô chữ nhật hàng chọn màu (Color) để đổi màu ánh sáng chiếu. Độ mờ (opacity) từ 0% đến 100% (rõ nhất). Độ dày từ 0 (sắc nét) đến 100 (dịu nhất). Đổi hướng vẽ đường ánh sáng chiếu từ 0 đến 359 độ hay cách quay kim đồng hồ trong phần Angle (góc quay). Đổi độ xa (offset) để xê dịch đường ánh sáng chiếu về bên trái hay phải mỗi chữ.

3. Cách lồng hình vào mặt chữ kiểu đường dệt (Texture). Bấm nút dấu hiệu tam giác chúi xuống để mở phần Texture (đường dệt). Nhớ chọn có móc trong ô vuông kế bên. Bấm ô vuông trong hàng Texture để chọn đặt bất cứ hình nào đem lồng vào mặt chữ.
Mở phần Scaling (đổi tỉ lệ) để thu nhỏ hay phóng đại hình lồng trên mặt chữ. Nên chọn Texture (hình dáng nguyên thủy) với tỉ lệ từ 20-80% hay Clipped face (hình thu gọn) với tỉ lệ 100%. Nếu hình lồng có diện tích nhỏ hơn mặt chữ, chọn Tile X (lập lại chiều X) cho chiều ngang, hay Tile Y cho chiều dọc. Hình lồng phải có đặc tính seamless (không có vân) nếu không mặt chữ sẽ có những vết sọc rất xấu tại những vị trí khi hình được lập lại.

4. Đặt hàng chữ trên đường phim (timeline), chọn export frame hay movie, chọn dạng bmp (bitmap files) để chép khung hình có hàng chữ thành một hình khác. Bức hình mới có chữ kiểu có thể được ráp nối rất dễ dàng sau khi mang vào Proshow Producer.

Cách viết chữ có dấu dùng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách viết chữ có dấu để làm phụ đề hay phần giới thiệu (movie title). Premiere giúp tạo ra những hàng chữ rất linh động tiện dụng khi cần ráp nối trong các hệ thống khác như Pinnacle HD, Proshow Producer.

1. Chọn Title.New Title.Default Still, đặt tên hàng chữ này là Title.DemNayAiDuaEmVe trong khung Name: rồi bấm nút OK. Nên đặt tên có chữ Title để tránh nhầm lẫn với các đoạn phim khác trùng tên.

2. Premiere trình bày một khung trống để bắt đầu viết chữ. Chọn Type Tool (nút chữ T ngay bên dưới nút dấu mũi tên) nếu chưa được chọn. Chọn đại một kiểu chữ có sẵn (Titler Styles), thí dụ ô số 4 hàng đầu tiên, kiểu chữ lớn, đơn giản. Để nguyên Premiere, và chọn Start.All Programs.Accessories.System Tools.Character Map. Chọn mặt chữ Việt Nam có dấu bắt đầu bằng VN, thí dụ như VNCenturion, gõ chữ “Đêm Nay Ai Đưa Em Về” (bấm nút Select sau khi chọn chữ có dấu). Bấm nút Copy khi làm xong.

3. Trở lại Premiere, bấm đại vào một vị trí giữa khung để thấy một vạch đứng chớp chớp. Bấm chuột phải (right click), chọn Paste. Cách khác không dùng chuột, gõ Ctrl V trên bàn gõ. Hàng chữ Đêm Nay Ai Đưa Em Về hiện ra nhưng chưa đọc được vì mặt chữ của kiểu chữ đang chọn không thích hợp. Chọn mặt chữ VNCenturion, kiểu đậm (Bold) nghiêng (Italic). Chọn nút dấu mũi tên để thấy khung chữ có dấu hình vuông nhỏ ở bốn góc. Chọn một trong những hình vuông nhỏ để đổi kích thước của hàng chữ.
Đặt mũi tên vào trong khung chữ, bấm giữ chuột trái và kéo chữ đến vị trí khác.

4. Vị trí và kích thước của hàng chữ có thể điều chỉnh chính xác trong khung Transform (Biến đổi) dùng Opacity (độ mờ), X Position (hoành độ), Y position (tung độ), width (chiều rộng), và height (chiều cao).

5. Kiểu chữ gồm có Fill (đổi màu chữ), Stroke (viền chữ), và Shadow (chữ có bóng). Màu chữ nên chọn gồm có Solid (một màu), Linear Gradient (2 màu liên tục), hay 4-color gradient (4 màu liên tục góc hình chữ nhật). Khi chọn màu liên tục có thể chọn hướng đổi màu (angle) bất kỳ thay vì nằm ngang. Bấm vào ô vuông nhỏ hay ô vuông có nóc (khi chọn màu liên tục) để chọn màu cho mặt chữ. Có thể bấm nút dấu ống hút để chọn màu có sẵn trong phim ảnh.

Chọn Stroke, Outer Stroke nếu muốn chữ có viền. Nên chọn độ dày (Size) từ 15 đến 30 và chọn màu đậm.
Mặt chữ có thể đặt những dệt (texture) cho đẹp. Đặt bất cứ hình nào trong ô vuông Texture. Chép các hình dệt từ images.google.com, tìm seamless background textures.

6. Hàng chữ trình bày có thể đứng yên (still), chạy ngang (crawl), hay chạy dọc (roll). Bấm nút có dấu gạch ngang và mũi tên đôi (Roll/Crawl Options…) để chọn một trong ba kiểu trình bày này. Chọn File.Export Movie nếu muốn dùng đoạn phim có hàng chữ này qua những hệ thống ráp nối khác.

7. Nếu ráp nối dùng mặt nạ (mask), để ý mặt nạ chỉ được có hai màu đen và trắng. Khi tạo mặt nạ, đổi tất cả các màu khác liên hệ tới hàng chữ về màu trắng, chỉ giữ màu nền hình đen.

Cách ráp nối phim ảnh dùng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập một số kỹ thuật thường dùng trong khi ráp nối để phim ảnh và âm thanh không bị gián đoạn, được liên tục theo ý muốn.

1. Khi cắt phim, âm thanh của đoạn phim bị cắt sẽ mất đi. Nếu muốn giữ lại, để mũi tên vào đoạn phim cắt, bấm chuột phải (right click) và chọn Unlink (tách ra). Âm thanh của đoạn phim cắt sẽ được tách rời ra và có thể rời đến vị trí khác. Premiere không gạch dưới tên phim và âm thanh để cho biết phim và âm thanh không còn liên hệ nữa.

2. Premiere cho phép đặt nhiều đường âm thanh khác nhau cho cùng một đoạn phim. Chọn Sequence.Add tracks… tạo các đường âm thanh mới như audio 2, audio 3, tùy ý. Kỹ thuật này rất tiện lợi khi muốn hòa nhạc vào âm thanh sẵn có của đoạn phim.

Thí dụ, chọn Import… DemNayAiDuaEmVe.wav vào trong khung thùng phim. Kéo bỏ đoạn âm thanh này vào trong Audio 2. Chọn khung Audio Mixer và kéo các nút (slider) để điều chỉnh cường độ âm thanh to nhỏ cho phù hợp với đoạn phim sau khi cắt ráp. Kéo khung giữa cho rộng ra nếu không thấy Audio Mixer.

3. Để tránh tai nạn xảy ra cho một khúc phim đã ráp nối xong và không muốn thay đổi nữa, bấm dấu hiệu ổ khóa trong hình vuông thứ hai. Premiere đánh dấu đường phim hay đường âm thanh đang bị khóa (Lock track) bằng những gạch chéo.

4. Premiere giúp chuyển hình tĩnh (photo, thí dụ chọn Import… aodaibamau.jpg) hay phim bằng cách dùng keyframes (thời điểm chính) để điều chỉnh chính xác thời điểm xuất hiện và chấm dứt của mỗi đoạn phim. Tạo keyframes trong khung Effect Controls với dấu hiệu đồng hồ (toggle animation) và dấu hiệu hình thoi. Dấu hiệu hình thoi có mầu xậm tại những thời điểm có chứa keyframes.

Phương pháp này có thể dùng để xê dịch (translate), đổi tỉ lệ phóng đại hay thu nhỏ (scale), quay (rotate) và thay đổi độ trong suốt (opacity). Nếu muốn bỏ keyframe có sẵn, bấm chọn dấu hiệu hình thoi thích hợp và bấm chuột phải (right click, Cut hay Clear).

Cách chuyển hình dùng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Trong khi chuyển tiếp từ đoạn phim này sang đoạn phim khác, nhiều trường hợp phim không được liên tục hay bị giựt, chúng ta có thể dùng các xảo thuật chuyển tiếp (transitions) để phim ảnh được hát liên tục. Bài sau đây hướng dẫn thực tập một số kỹ thuật căn bản thường dùng để chuyển tiếp phim: tan hình (dissolve), đổi màu (dip), khoét lỗ (iris), quạt (wipe).

1. Định thời điểm bắt đầu chuyển hình (start time of transition) và thời gian chuyển (transition time). Thí dụ, khúc phim 1 chấm dứt tại 0:42:27 để bắt đầu khúc phim 2. Nếu thời gian chuyển tiếp là 5 giây, thời điểm bắt đầu chuyển hình sẽ đặt tại 0:37:27.

2. Chọn tab Effects (khung dưới bên trái), mở Video Transitions, mở Dissolve, chọn Cross Dissolve. Bấm chuột trái (left click), giữ và kéo bỏ và phần đầu khúc phim 2 (để chuyển hình). Kéo tam giác timescale để phóng đại các chi tiết trên timeline cho thấy chữ Cross Dissolve.

Để mũi tên vào tên của xảo thuật chuyển hình (chữ Cross Dissolve), bấm chuột trái để điều chỉnh chi tiết của xảo thuật này trong khung giữa phía trên có tên Effects Control (Kiểm soát các hiệu ứng).

Mỗi cách chuyển tiếp có nhiều cách điều chỉnh khác nhau. Nên nhớ đổi thời gian chuyển tiếp cho đúng (5 giây).

Nếu muốn thử một cách chuyển hình khác như Iris.Diamond, mở Iris và chọn Diamond (lỗ khoét hình thoi), bấm chuột trái và kéo bỏ vào nơi đang có tên hình chuyển tiếp (chẳng hạn như Cross Dissolve). Premiere vẽ dấu hiệu lá cờ hướng về bên phải để cho biết chuyển hình tại đầu phim. Nếu chuyển hình đặt tại cuối phim, lá cờ sẽ hướng về bên trái.

Hình chuyển tiếp luôn luôn phối hợp với khúc phim đặt ở timeline dưới. Thí dụ phim đặt ở Video 2 sẽ chuyển hình với phim đặt ở Video 1.

Nếu muốn xóa bỏ đoạn chuyển hình, chọn đoạn muốn xóa, bấm chuột phải (right click) và chọn Clear (bỏ).

Cách sử dụng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập những kỹ thuật căn bản để cắt ráp và sắp đặt thứ tự các đoản phim, loại bỏ những khúc bị rung mờ dùng Adobe Premiere. Học viên nên thực tập cắt ráp từ một đoạn phim mẫu ngắn để quen thuộc cách sử dụng cho đến khi không còn cảm thấy Premiere phức tạp nữa.

1. Chọn New Project (Dự án phim mới), chọn tiêu chuẩn DV-NTSC (Digital Video – National Television Standard Commitee). Chọn widescreen 48 kHz nếu phim thu ở dạng hình chữ nhật, hay standard 48 kHz nếu phim thu ở dạng hình vuông.
Tiêu chuẩn này thích hợp cho việc xuất bản DVD có chất lượng cao (SD, Standard Definition tại kích thước 720 x 480). Nếu phim nguyên thủy dùng HD (High Definition tại kích thước 1400 x 720 hay lớn hơn), trước khi sử dụng tiêu chuẩn DV, nên dùng TmpEnc để chuyển về tiêu chuẩn DV-NTSC trước khi đem phim vào Premiere (Import).

2. Bấm chuột phải, chọn Import…, chọn loại phim .avi. Kéo bỏ phim mẫu 00022.avi từ khung Project (Dự án) sang khung Timeline (dòng thời gian), bỏ vào Video 1.

3. Chọn Sequence Delete tracks (xóa phim) để bỏ bớt những lớp chứa không dùng đến trong timeline. Nên giữ lại tối thiểu Video 1 và 2, Audio 1 và 2. Đóng hay mở đường phim (video tracks) và âm thanh nhạc (audio tracks) bằng cách bấm vào dấu hiệu hình tam giác trắng để mở rộng hoặc thu gọn (Expand/ Collapse tracks).
Bấm dấu hiệu con mắt hay loa để tạm thời tắt đường phim (không cho thấy) hay âm thanh (không cho nghe).

4. Khi đường phim đang mở, có thể bấm nút hình vuông để thiết lập cách trình bày (Set display style) chọn Show Frames (hiển thị khung hình) để thấy diễn biến tổng quát của đoạn phim. Thực tập cách kéo rộng hay thu nhỏ các đường phim và âm thanh nhạc qua nấc thời gian (time scale) để dễ cắt ráp. Nếu phim đang xem bị rung hay có sọc ngang, chọn Sequence.Render Work Area hay chọn phim đang xem, bấm Enter, Premiere sẽ duyệt lại những khúc bị rung để chiếu cho đúng.

5. Trong khung monitor, chọn dấu tam giác giữa màu đen để hát. Trong lúc hát dấu tam giác trở thành hình vuông, bấm dấu hình vuông để ngưng. Không nên di chuyển mũi tên ra khỏi hình vuông trong lúc phim đang hát, vì có thể muốn ngưng đột ngột. Bấm dấu tam giác trái để lùi lại 1 khung hình (frame). Trong 1 giây có 30 frames theo tiêu chuẩn NTSC. Bấm dấu tam giác phải để đi tới 1 frame.

6. Chọn dấu hiệu lưỡi lam (razor tool) khi muốn cắt. Để lưỡi lam vào trong đường phim hay âm thanh muốn cắt tới gần đường kẻ dọc đánh dấu thời điểm đang hát. Bấm chuột trái (left click) tách đường phim làm hai. Nếu nhầm lẫn, bấm Edit.Undo rồi làm lại. Nếu đúng ý, chọn mũi tên (Selection tool) để tránh tai nạn cắt lần thứ hai.
Sắp đặt phim trên đường Video 1 hay 2 để thấy từng khúc cắt ráp để dễ gắn chuyển tiếp (transitions) nếu cần. Đổi thứ tự chiếu phim bằng cách bấm, giữ chuột trái, kéo đến vị trí mới (click and drag, nhấp chuột và kéo). Gõ nút Delete (xóa) để xóa bỏ những khúc phim không muốn giữ.

7. Nên kiểm lại phim đang làm trước khi tạo ra DVD. Chọn File.Export.Export to DVD. Đặt tên phim (Folder name), chỗ viết ra (Folder Location), ghi vào thư mục (Burn to Folder). Chọn nguyên phim (Entire Sequence) hay một khúc nhỏ (Work Area). Chọn chất lượng cao để giống như DV (High Quality VBR, 7MB, MPEG stereo hay Dolby Digital surround nếu có mật mã) khi tạo đĩa.
Để ý chọn Export VideoExport Audio (có để móc). Chọn PCM nếu dĩa DVD còn chỗ chưa đầy. Nhớ chọn Deinterlace (chống sọc) để hình không có sọc hay vân.

Cách sử dụng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập những kỹ thuật căn bản để cắt ráp và sắp đặt thứ tự các đoản phim, loại bỏ những khúc bị rung mờ dùng Adobe Premiere. Premiere giúp công việc cắt ráp, sắp đặt phim ảnh rất chính xác, điều chỉnh âm thanh trong phim (audio), tổng hợp dễ dàng với các hệ họa hình khác như 3D (hình không gian ba chiều) giúp cho kỹ thuật trình bày phim ảnh linh động theo ý muốn, không bị ràng buộc.

Cách sử dụng:
1. Để khỏi mất thì giờ chờ đợi trong khi thực tập, các bài hướng dẫn dùng phim ảnh theo tiêu chuẩn NTSC DVD (720 x 480) thay vì HD (1920 x 1080) hay các tiêu chuẩn khác. Không nên cài các phiên bản khác nhau cùng một lúc (thí dụ, Pro 2, CS2, CS3, CS4) vì sẽ gây ra cho máy tính không ổn định, ngưng hoạt động.

2. Tuy màn ảnh cùng kích thước như DVD, phim ảnh khi cắt ráp nên để dưới dạng DV (Digital Video) thay vì MPEG hay các dạng khác (.wmv, divx) để không bị mất màu (color loss), và chính xác tới thời điểm của từng bức hình (frame). Phim theo tiêu chuẩn NTSC chứa 30 frames trong mỗi giây.

3. Mỗi khúc phim không nên để dài hơn 10-15 phút trong khi cắt ráp để việc làm được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Trung bình mỗi 5 phút phim DV chiếm khoảng 1 gig.

4. Chuyển phim về dạng DV dùng TmpgEnc 4.0 Express.
Mở TmpgEnc 4.0 Express,
Chọn Source.Add file.
Chọn Format.AVI file output. Bấm nút Select.
Chọn Panasonic DV Codec (DVSD, Digital Video Standard Definition).
Chọn Size 720 x 480
Chọn Output stream type: Video + Audio
Chọn âm thanh (audio) Uncompressed PCM, 48000 Hz, 16 bit, 2 ch (stereo)
Chọn 15-frame interleave. interleave càng nhỏ, tìm kiếm trong Premiere càng nhanh, nhưng làm hồ sơ chứa bị nặng.
Chọn 29.97 fps Progressive (tránh Interlace làm hình có vân)
Bấm nút Encode.

5. Cách dùng tổng quát.
5.1. Trong khung Project, chọn View icons hay list, đổi cột có tên (name), tốc độ phim (frame rate), và thời gian (video duration). Bỏ khung Preview nếu không cần thiết.

5.2. Bấm chuột phải, chọn Import…, chọn loại phim .avi. Kéo bỏ phim mẫu 00022.avi từ khung Project sang khung Timeline, bỏ vào Video 1.

5.3. Thực tập cách xem xét phim trong Premiere trước khi cắt ráp (Play/Stop) trong khung Monitor. Chọn Show Frame trên Timeline và điều chỉnh số frames cho thấy trên timeline cho những đoạn phim dài hay khi muốn xem xét chi tiết trước khi cắt ráp.

5.4. Để ý các chi tiết trong các khung nhỏ hiện ra tại mũi tên (popup).
5.5. Chọn Sequence Delete tracks để bỏ bớt những lớp chứa không dùng đến trong timeline, hay thêm Add tracks.

Xảo thuật chuyển hình bằng dấu hiệu ngôi sao

1. Cách tạo xảo thuật “Chuyển hình bằng dấu hiệu ngôi sao” làm hình chuyển tiếp
Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách tạo ra xảo thuật dấu hiệu ngôi sao dùng để chuyển tiếp (transition) từ đoạn phim này sang đoạn phim khác. Kỹ thuật này áp dụng chung cho những hình vẽ tay (clip art) giúp cho công việc chuyển tiếp khi ráp phim ảnh rất linh động.

1.1. Chọn Start.All Programs.Accessories.System Tools.Character Map. Chọn mặt chữ Wingdings, chọn dấu hiệu ngôi sao năm cánh (Character code 0xAB), bấm Select cho hình ngôi sao hiện ra tại khung Characters to copy.
Sau đó, bấm nút Copy.

1.2. Mở Photoshop 7, tạo ra một hồ sơ chứa hình mới khổ 1920 dài, cao 1080 điểm màu (pixels) theo tiêu chuẩn HDTV 1080i. Nếu màu vẽ không phải là màu đen, bấm dấu Move (mũi tên có dấu thập) hay gõ V, sau đó gõ D (default) để đổi màu vẽ thành đen và màu nền hình thành trắng. Chọn T (Type), nhớ chọn mặt chữ Wingdings và khổ chữ lớn nhất 1296 pt, màu chữ đen. Chọn Edit.Paste hay bấm Ctrl V để dán hình ngôi sao năm cánh.

1.3. Bấm Layer Properties… để đổi tên lớp chứa thành Star. Tạo ra một lớp chứa thứ hai để vẽ bóng của hình ngôi sao làm viền. Chọn lớp chứa Star, right click Duplicate Layer… và đặt tên lớp chứa này là Shadow.
Dùng Filter.Blur.Gaussian Blur và chọn độ mờ khoảng 30 pixels trong khung Radius. Số bán kính càng lớn thì viền ngôi sao càng rộng. Sau đó, chỉ giữ dấu hiệu con mắt (visibility) tại lớp chứa Shadow và tạo ra (Save As) hình mặt nạ Star5Transparency.png có ghi độ trong suốt (transparency) thay vì màu trắng.

1.4. Mở Proshow, chọn hai hình mẫu amy.photos.psd và aodai.bamau.jpg dùng Star5Transparency.png làm mặt nạ (mask). Nhớ chọn Fill Frame cho cả ba hình Sắp đặt lớp chứa Star5Transparency trên cùng và amy.photos ngay dưới Star5Transparency. Bấm mũi tên phải trong khung Layers để chuyển Star5 Transparency thành mặt nạ (mask). Chọn Layer.Mask Type (Alpha) ô vuông Invert có móc để những vị trí có độ trong suốt che hình bên dưới.

2. Adobe Premiere Pro 2.0.
Cách cài (install)
2.1. Mở C, mở Homework, mở Adobe.Premiere.Pro.2.0.
Chọn (left click) hồ sơ setup.exe, bấm chuột phải và chọn Run as administrator để bắt đầu cài.

2.2. Chọn Select language English, bấm OK. Bấm Next. Trong License Agreement, bấm Accept. Premiere sẽ được cài tại vị trí Destination Folder. Bấm Next, bấm Install. Bấm Finish khi cài xong.

Cách sử dụng:
Premiere là một hệ thống dùng để cắt ráp, sắp đặt phim ảnh rất chính xác và tổng hợp dễ dàng với các hệ họa hình khác. Vì lý do này, Premiere hơi khó sử dụng và đòi hỏi mật mã khác nhau cho mỗi máy điện toán. Nếu dùng một mật mã chung đã dùng trước khi cài, Premiere sẽ ngưng hoạt động sau 30 ngày.

Xảo thuật chuyển hình bằng chữ viết

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách tạo ra xảo thuật chữ viết dùng để chuyển tiếp (transition) từ đoạn phim này sang đoạn phim khác.

1.1. Nhớ bấm vào số của nút hình có dấu hiệu chữ AB để đổi thời gian chuyển tiếp của đoạn phim đang chọn (current slide) thành 0 vì sẽ không dùng đến.

1.2. Đặt hai đoạn phim mẫu DemNayAiDuaEmVe.5.mpg (8 giây) và DemNayAiDuaEmVe.9.mpg (9 giây) trong cùng một hình (slide) nhưng ở hai lớp chứa khác nhau (dùng Add to show hay bấm dấu + trong khung Layers, sau khi bấm nút Layers).

Đổi thời gian của hình thành 15 giây vì tổng số thời gian của hai đoạn phim là 8+9=17 giây bỏ 2 giây chung để chuyển hình (17-2=15 giây). Dùng keyframes để điều chỉnh chính xác thời điểm xuất hiện và chấm dứt của mỗi đoạn phim. Key frames cho DemNayAiDuaEmVe.5 đặt tại 0 và 6 giây. Key frames cho DemNayAiDuaEmVe.9 đặt tại 6 và 15 giây.

1.3. Đặt hình mẫu 0.DemNayAiDuaEmVe.TextMask.jpg vào một lớp chứa mới dùng làm mặt nạ (mask). Chép DemNayAiDuaEmVe.5.mpg dùng Duplicate Layer để phim tiếp tục kéo dài và dùng chung với mặt nạ mới tạo ra.

Thời gian chuyển tiếp không nên để dài hơn 4 giây, chia đều ra làm hai phần: 2 giây chuyển tiếp chấm dứt phim trước và 2 giây chuyển tiếp để bắt đầu phim sau. Keyframe 1 (tại 6 giây): PanX, -315. PanY, 0. ZoomX, 1500%. ZoomY, 200%. Keyframe 2 (tại 10 giây): PanX, 0. PanY, 30. Zoom, 10%.
Bấm dấu + trong khung Keyframes để tạo ra keyframe mới.

Lý do thay đổi kích thước của hình (Zoom) là để hình chữ Đ trong chữ Đưa tới gần chiếm hết màn ảnh. Sau đó chữ Đ thu nhỏ lại thành dòng chữ Đêm Nay Ai Đưa Em Về trong khi phim thứ hai hiện ra.

1.4. Hàng chữ Đêm Nay Ai Đưa Em Về vì đóng vai trò mặt nạ sẽ cho thấy phim DemNayAiDuaEmVe.5.mpg trên mặt chữ và DemNayAiDuaEmVe.9.mpg bên ngoài mặt chữ.

1.5. Đặt thêm một Keyframe tại 12 giây để đổi độ mờ của chữ từ 100% xuống 0% trong 3 giây chót.

Get the Flash Player to see this content.

Xảo thuật phim ảnh Hình trong hình (PIP)

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách tạo ra xảo thuật Hình trong hình (Picture-In-Picture, PIP) dùng Proshow Producer.
Xảo thuật này thường dùng để xem hai đoạn phim khác nhau cùng một lúc. Đoạn phim trình bày trong khung hình nhỏ cho thấy chi tiết hay gợi ý cho một diễn biến (event) hay nhân vật (character) nào đó có trong đoạn phim đang xem trong khung hình lớn.

1. Nhớ bấm vào số của nút hình có dấu hiệu chữ AB để đổi thời gian chuyển tiếp của đoạn phim đang chọn (current slide) thành 0 nếu không dùng đến.

Đặt hai đoạn phim mẫu DemNayAiDuaEmVe.9.mpg (9 giây) và DemNayAiDuaEmVe.4. mpg (15 giây) trong cùng một hình (slide) nhưng ở hai lớp chứa khác nhau (dùng Add to show hay bấm dấu + trong khung Layers, sau khi bấm nút Layers).

Đổi thời gian của hình thành 12 giây để xem hai đoạn phim cùng một lúc trong 12 giây đầu tiên. Dùng keyframes để điều chỉnh chính xác thời điểm xuất hiện và chấm dứt của mỗi đoạn phim. Key frames cho DemNayAiDuaEmVe.9 đặt tại 0 và 9 giây. Key frames cho DemNayAiDuaEmVe.4 để tự động tại đầu và cuối slide.

2. Đổi độ phóng đại và vị trí của đoạn phim DemNayAiDuaEmVe.4 trở thành khung hình nhỏ: PanX, 25. PanY, 15. Zoom, 80%. Đổ phim màu thành đen trắng có ánh xanh đậm (Colorize có móc, chọn màu RGB: 60, 60, 110).

3. Chọn hình 0.WhiteEllipse.100.png để làm mặt nạ che lại những chi tiết không cần thiết của đoạn phim. Khi dùng hình đen trắng làm mặt nạ, nhớ chọn Mask type (Loại mặt nạ) là Intensity (độ sáng thay vì độ trong suốt, Transparency).

Nên đổi tên lớp chứa thành 0.WhiteEllipse.100.PictureInPicture để khỏi lẫn lộn. Đổi độ phóng đại và vị trí của mặt nạ cho thích ứng với kích thước và vị trí của khung hình nhỏ: Fit to frame, PanX, 23. PanY, 20. ZoomX, 70%, và ZoomY, 60%.

Khi dùng mặt nạ (mask), những vị trí có màu trắng sẽ cho thấy phim ảnh (không bị che) và vị trí màu đen sẽ cho thấy nền hình (những chỗ phim ảnh bị che để lộ phim/hình ảnh hay màu sắc làm nền, background, bên dưới). Những vị trí màu xám tương ứng với màu đen và có độ mờ (opacity) giữa 0 và 100%. Bấm dấu hiệu mũi tên phải để nhập đoạn phim DemNayAiDuaEmVe.4 dưới mặt nạ 0.WhiteEllipse.100.PictureInPicture.

4. Nên tạo ra một mặt nạ đối xứng để bảo vệ nội dung của khung hình lớn (phim chính). Trong trường hợp này, nội dung của mỗi khung hình, phim chính (main picture) hay phim phụ (picture-in-picture) luôn luôn trông thấy được, và không phải tùy thuộc vào thứ tự xếp đặt của các lớp chứa (layer order).

Chọn Duplicate layer, sau đó chọn Invert có móc. Nên đổi tên lớp chứa thành 0.WhiteEllipse.100.PictureMain để khỏi lẫn lộn. Bấm dấu hiệu mũi tên phải để nhập đoạn phim DemNayAiDuaEmVe.9 dưới mặt nạ 0.WhiteEllipse.100.PictureMain.

Điều kiện: Xảo thuật này đòi hỏi hiểu rõ công dụng của mask (mặt nạ che hình), và keyframes (hình tại những vị trí được đánh dấu).

Cách ghi giữ các kiểu trình bày (ProShow Styles)

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách giữ lại các hình thức hay kiểu trình bày (Styles) để có thể áp dụng lại nhanh chóng cùng một xảo thuật cho những đoạn phim khác.

1. Trong khung Layers, các lớp chứa đều có móc (visible, trông thấy). Hủy bỏ những lớp chứa không dùng đến trong Styles. Trong khung Style/Template Settings, ô vuông Replaceable Layer chỉ giữ móc cho những đoạn phim bắt buộc phải có trong Styles.

2. Để ý đổi tên từng lớp chứa cho thích hợp và dễ hiểu khi cần áp dụng lại cho các đoạn phim khác (Khung Layer Name trong Layers.Layer Settings).

3. Chọn Styles, bấm nút Create. Nhớ đặt tên (Name) và chọn thể loại (Category).
Sau khi xảo thuật đã được giữ lại trong máy dưới dạng Styles, chọn Slide.Slide Styles, rồi bấm nút Manage Styles. Chọn Styles thích hợp (thí dụ KhoiMau) và bấm nút Export (Xuất Cảnh) nếu muốn viết ra ổ C để chép hay đem sang một máy khác.

Khi đem một Styles từ máy khác, bấm nút Add.
Các hồ sơ Styles dùng trong ProShow tận cùng bằng .pxs

4. Khi áp dụng lại Styles có sẵn để chuyển tiếp phim ảnh, nên để ý thời gian tối thiểu (transition time) và kích thước màn ảnh (widescreen, hình chữ nhật). Nếu thời gian của đoạn phim mới ngắn hơn thời gian chuyển tiếp trong Styles, diễn biến của xảo thuật sẽ bị thay đổi.

5. Nếu xảo thuật đòi hỏi nhiều hơn một đoản phim, để ý xắp xếp các đoạn phim mới theo đúng thứ tự trong Slide trước khi bấm nút Apply.

Cách tạo xảo thuật phim ảnh “Mở cửa thành”

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách tạo ra xảo thuật mở cửa thành dùng Proshow Producer để mở cửa, dùng Photoshop để vẽ cửa thành, dùng TmpgEnc để lấy bức hình cửa thành từ DVD (Heroes).

1. Mở đoạn phim gate.mpg dùng TmpgEnc, chọn Cut-Edit rồi chọn một khung hình cửa thành rõ nét nhất. Để mũi tên vào hình xem, bấm chuột nút phải chọn Save current frame in a picture file (Chép khung hình thành hồ sơ hình ảnh). Đặt tên bức hình này là gate.bmp. Nên chọn dạng .bmp không dồn nén để hình có chất lượng cao nhất.

2. Mở gate.bmp trong Photoshop. Dùng marquee (đánh dấu) và copy/paste (chép/dán) từng phần của bức hình để tạo ra khung cửa thành bên trái (gate.left.jpg). Tô xóa những chi tiết không muốn giữ (hình người) nếu cần.
Khung cửa thành bên phải không cần thiết vì sẽ dùng cách đối xứng trong Proshow để trình bày.

3. Mở Proshow Producer. Đặt hình gate.left.jpg trong một lớp chứa (layer). Dùng fill frame để hình cửa thành chiếm hết khung. Vị trí PanX đi từ -50 đến -100 để cửa thành bị kéo về phía trái trong vòng 10 giây (đổi thời điểm của key frame 2 thành 10 giây). Có thể đổi độ phóng đại (Zoom) lên 120% để có cảm tưởng tới gần cửa thành.

Tạo ra cửa thành bên phải dùng Duplicate Layer. Nhớ chọn Layer.Editing, bấm Flip Horizontal (lật chiều ngang, có móc) để hình cửa thành bên phải trở nên đối xứng hình cửa thành bên trái sau khi lật chiều ngang. Vị trí PanX đi từ +50 đến +100 để cửa thành bị kéo về phía phải trong vòng 10 giây (đổi thời điểm của key frame 2 thành 10 giây). Có thể đổi độ phóng đại (Zoom) lên 120% để có cảm tưởng tới gần cửa thành.

4. Chọn Slide.Slide Styles sau đó chọn Create. Đặt tên (name) MoCuaThanh, nên giữ thể loại (Category) Custom Styles. Nên ghi phần giải thích (Description) để nhớ phải thay đổi những yếu tố hay thành phần nào khi dùng kiểu trình bày này. Nhớ ghi danh tác giả (Publisher name) và trang nhà (website) nếu có.
Chọn Ok để tạo ra hình thức trình bày (Style) mới có tên MoCuaThanh.

Get the Flash Player to see this content.

Cách ráp nối phim ảnh và âm nhạc

1. Cách thiết kế hình thức trình bày ProShow Producer 4.0.2549 Styles.
Proshow Producer dùng để tạo nhạc cảnh, ghép hình chụp vào phim ảnh, có nhiều cách chọn lựa để chuyển hình và thay đổi màu sắc dễ dàng.

Bài học này hướng dẫn cách thiết kế một số hình thức trình bày để dùng chung cho các nhạc cảnh khác nhau. Các hình thức trình bày này được liệt kê chung vào khoảng 60 kiểu trình bày đã có sẵn.

1.1. Hình thức mở màn (Moving Curtains).

Tạo ra 2 hay 3 lớp chứa (layers) dùng hai bức hình: 0.Black.png và proshow.Style.Red.Curtain.jpg. Chọn Effects.Motion Effects để tạo ra xảo thuật kéo màn về phía bên trái sân khấu. Đổi độ phóng đại chiều ngang ZoomX thành 0 và rời vị trí màn PanX tại hoành độ -50. Thời gian mở màn khoảng 5 giây, chọn Keyframe 1 tại 0 và Key frame 2 tại 5 giây. Vị trí của mỗi keyframes có thể thay đổi tùy ý nếu muốn thời gian kéo màn chậm lại hay nhanh hơn.

Tương tự như trên, rời vị trí màn PanX tại hoành độ 50 để tạo ra xảo thuật kéo màn về phía bên phải sân khấu. Thay đổi thời gian bắt đầu và chấm dứt của keyframes trong mỗi lớp chứa để kéo màn cùng một lúc hay kéo màn bên trái trước.

Chọn Styles hay Slide.Styles, rồi bấm nút Create. Đặt tên (name) Moving Curtains, nên giữ thể loại (Category) Custom Styles. Nên ghi phần chú giải (Description) để nhớ phải thay đổi những yếu tố hay phần nào khi dùng kiểu trình bày này. Nhớ ghi danh tác giả (Publisher name) và trang nhà (website) nếu có. Chọn Ok để tạo ra hình thức trình bày mới.

Nếu muốn sửa đổi tên (Name), thể loại (Category), hay giải thích phần (Description), chọn Styles, chọn Manage Styles, chọn Edit.
Bấm Done khi làm xong.

Khi làm nhạc cảnh hay ráp phim, nếu chỉ muốn giữ những kiểu trình bày nào sẽ dùng, có thể chọn Remove để loại bớt những styles không cần thiết. Nếu muốn dùng trở lại, chọn Import và tìm kiểu trình bày (hồ sơ tận cùng bằng .pxs) trong C:\Program Files (x86)\Photodex\ProShowProducer\Styles.

1.2. Ghép thêm kiểu trình bày Aperture 2 (độ mở).

Chọn Styles.Manage Styles, chọn Import và tìm Aperture2.pxs. Bấm Done khi làm xong. Nhớ chọn Apply để kiểu trình bày có gắn dấu móc.
Nếu sửa chỉnh kiểu trình bày, chọn Export sau đó để tạo ra kiểu trình bày riêng biệt khác (có tên khác).

Cách ráp nối và đổi dạng phim ảnh (TMPGEnc 4.7.4)

1. Cách ráp nối và đổi dạng phim ảnh (TMPGEnc 4.7.4).
Chuyển dạng MP4, blu-ray và HD (high-definition) tự động.
Khi ráp nối hay lưu trữ phim ảnh giữ chất lượng cao, nên chọn dạng .mpg hay .avi. Phim ảnh có thể chuyển từ .avi, .mpg, .wmv, .vob, .mp4, .mts trở lại .avi hay .mpg. Tránh chuyển qua chuyển lại nhiều lần vì chất lượng phim ảnh sẽ bị giảm.

Cách sử dụng.
Khi ráp nối hay lưu trữ phim ảnh giữ chất lượng cao, nên chọn dạng .mpg hay .avi. Phim ảnh có thể chuyển từ .avi, .mpg, .wmv, .vob, .mp4, .mts trở lại .avi hay .mpg. Tránh chuyển qua chuyển lại nhiều lần vì chất lượng phim ảnh sẽ bị giảm.

Nếu chọn dạng mpg, nhớ để ý chọn mpeg-2 program VBR (average). Chọn video bitrate tối thiểu 6500 kb/s để có chất lượng cao. Âm thanh nên giữ dưới dạng Digital Dolby (ac3) và có bitrate tối thiểu 128 kb/s.

Để ý những chi tiết chính sau đây khi muốn điều chỉnh hình ảnh hay âm thanh của những khúc bị hư nhẹ:

1. Loại bỏ những khúc phim không muốn giữ. Chọn cut-edit, sau đó bấm nút có dấu hiệu [ (khúc bắt đầu) và dấu hiệu ] (khúc chấm dứt).
Bấm nút hình kéo để loại bỏ phim không muốn giữ.

2. Deinterlace. Chọn interlace nếu phim có vân hay hình bị nứt đoạn vì rung hay chuyển động nhanh.

3. Picture crop. Dùng để tạo viền khung hình nếu cần hoặc loại bớt những chi tiết làm cho phim ảnh bị mờ.

4. Video noise reduction. Khi hình bị nhiễu (phim cũ) hay máy thu bị hư, dùng cách này để hình ảnh bớt tối và rõ nét hơn.

5. Color correction. Dùng cách này để hình ảnh bớt tối (luminance) và rõ nét hơn (contrast).

6. Audio noise reduction. Nên dùng nếu âm thanh quá ầm hay làm cho bớt rè.

7. Volume adjustment. Thay đổi cường độ âm thanh cho tiếng to ra hay nhỏ lại.

8. Picture resize. Dùng để tạo viền khung hình nếu cần hoặc loại bớt những chi tiết làm cho phim ảnh bị mờ. Khi thay đổi kích thước phim ảnh, nhớ chọn bicubic.

Cách ráp nối phim ảnh và âm nhạc

1. Avast Pro Internet Security 5.0.507.
Cách cài (install).
Mở C, mở Homework, chọn folder Avast.Pro.Internet.Security.5.0.507 (không còn bị dồn nén), chọn avast.IS.5.0.507.exe, gõ Enter hay bấm chuột phải và chọn Run as administrator để bắt đầu cài.

Bỏ móc participate in community không tham dự, nếu có móc sẽ bị đòi trả tiền.
Mở Patch, chọn Avast_5.0.507-Patch_v1.exe, sau đó chọn Run as administrator, chọn nơi ghi danh C:\Program Files\Alwil Software\Avast5 để có 30 ngày dùng thử và sẽ không hết hạn đến cuối năm 2015. Nhớ chọn Settings.Update, chọn Program.Manual Update, nếu không sẽ bị đòi trả tiền sau khi program update.

Virus database sẽ được cập nhật cho đến cuối 2015.

2. Cách ráp nối và đổi dạng phim ảnh (TMPGEnc 4.7.4).
Chuyển dạng MP4, blu-ray và HD (high-definition) tự động.

Cách cài (install).
Chọn TE4XP.4.7.4.299.exe. Bấm chuột phải và chọn Run as administrator để bắt đầu cài.

Sau đó, chọn TE4XP.4.7.4.299_Serial.exe. Bấm chuột phải và chọn Run as administrator để bắt đầu gắn mật mã. Nhớ bấm Generate và Patch sau khi cài xong phần đầu.

Cách sử dụng TMPGEnc XPress và Avast Pro Internet Security

1. Avast Pro Internet Security 5.0.507.
Cách cài (install).
Mở C, mở Homework, chọn folder Avast.Pro.Internet.Security.5.0.507 (không còn bị dồn nén), chọn avast.IS.5.0.507.exe, gõ Enter hay bấm chuột phải và chọn Run as administrator để bắt đầu cài.

Bỏ móc participate in community không tham dự, nếu có móc sẽ bị đòi trả tiền.
Mở Patch, chọn Avast_5.0.507-Patch_v1.exe, sau đó chọn Run as administrator, chọn nơi ghi danh C:\Program Files\Alwil Software\Avast5 để có 30 ngày dùng thử và sẽ không hết hạn đến cuối năm 2015. Nhớ chọn Settings.Update, chọn Program.Manual Update, nếu không sẽ bị đòi trả tiền sau khi program update.

Virus database sẽ được cập nhật cho đến cuối 2015.

2. Cách sử dụng TMPGEnc XPress.
Khi ráp nối hay lưu trữ phim ảnh giữ chất lượng cao, nên chọn dạng .mpg hay .avi. Phim ảnh có thể chuyển từ .avi, .mpg, .wmv, .vob, .mts trở lại .avi hay .mpg. Tránh chuyển qua chuyển lại nhiều lần vì chất lượng phim ảnh sẽ bị giảm.
Để ý những chi tiết chính sau đây:

2.1. Nếu giữ cả phim lẫn âm thanh, nên chọn System (Video + Audio), tránh chọn ES (Video + Audio) vì một số software khác có thể không đọc được ES (Elementary Stream).

2.2. Aspect ratio (Tỷ lệ màn ảnh): chọn display 16:9 hay display 4:3.
Nếu phim gốc hay nguồn không có aspect ratio (thường ghi 1:1 square pixels), chọn lại display 16:9 nếu tỷ lệ hình chữ nhật hay display 4:3 nếu thấy hình vuông

2.3. Khi chọn tiêu chuẩn mpg cho DVD để ý (MPEG-2 Program VBR, MPEG-2 Video, 720 x 480, VBR Average Bitrate, NTSC, 10-bit DC Component, Progressive), Average Video Bitrate từ 4000 đến 6500 kb/s).
Nếu không thấy chất lượng khác biệt giữa 4000 và 6500 (không rung, không mờ, không bị đổi màu, không nhòe hình), nên chọn 6500 nếu dĩa chứa vần còn chỗ. Audio bit rate không nên quá 128 kb/s.

2.4. Khi chọn tiêu chuẩn .avi, để ý những chi tiết chính sau đây:
NTSC frame rate 29.97 fps (frames per second) hay viết tắt 30 fps.
DVD hay Home Theater Profile 720 x 480.
720p hay 720HD Profile 1280 x 720.
1080p hay 1080HD Profile 1920 x 1080.
Tránh chọn tiêu chuẩn interlaced như 1080i hay 720i.

Nếu phim ở dạng 720 x 480 (từ DVD), nên chọn Microsoft DV Codec, Panasonic DV Codec, hay Canopus DV Codec nếu có, chất lượng sẽ đẹp hơn DivX nhưng đòi hỏi sức chứa lớn hơn.

2.5. Âm thanh nên giữ dưới dạng Digital Dolby (ac3).

Cách sử dụng TMPGEnc XPress

Cách sử dụng TMPGEnc XPress.

1. Chọn Start, sau đó chọn Start a new project
2. Chọn Source, chọn Add file
Phim ảnh có nhiều dạng như .avi, .mpeg, .mpg, .divx, nên thử xem TmpgEnc có đọc được hay không.

Nếu phim ảnh lấy từ DVD, chọn dạng tận cùng bằng .VOB

3. Chuyển phim ảnh về display 16:9 (hình chữ nhật, widescreen) hay display 4:3 (vuông). Chọn Edit/ Cut-Edit sau khi chọn Add file để ráp nối.
Bấm dấu hiệu [ để định lúc bắt đầu khúc phim mới và dấu hiệu ] để chấm dứt. Có thể chọn lại một thời điểm bắt đầu hay chấm dứt khác nếu đổi ý.

4. Trong khi ráp nối phim nên chọn những dạng đòi hỏi sức chứa lớn như mpeg hay blu-ray để không bị dồn nén nhiều làm hình ảnh đỡ bị hư hại.

5. Khi ráp xong, dạng phim có thể chứa hình ảnh (video), âm thanh (audio), hay cả hình ảnh lẫn âm thanh. Nên để ý những tiêu chuẩn chính hiện nay:
DV – 720 x 480 NTSC
DVD – 720 x 480 NTSC
Blu-ray 720p – 1280 x 720p
Blu-ray 1080p – 1920 x 1080p

6. Âm thanh nên chọn Wav hay Digital Dolby (ac3).