Cách trình bày chữ kiểu dùng Adobe Premiere Pro

Tóm tắt: Bài sau đây hướng dẫn thực tập cách viết chữ kiểu để làm phụ đề hay phần giới thiệu (movie title). Bài này chú trọng về phương pháp tổng hợp các cách thức tô màu (Fill), vẽ đường ánh sáng chiếu óng ánh (Sheen), và đường dệt (Texture). Thay đổi thành phần tổng hợp giúp tạo ra những hàng chữ rất linh động, tiện dụng khi cần ráp nối vào các hệ thống khác không có chữ kiểu như Pinnacle HD, Proshow Producer.

1. Bấm nút dấu hiệu tam giác để đóng lại các phần Transform (Biến đổi), Properties (đặc tính), Strokes (viền chữ), và Shadow (chữ có bóng) nếu không cần dùng đến.

Bấm nút dấu hiệu tam giác chúi xuống để mở phần Fill (đổi màu chữ). Nhớ chọn có móc trong ô vuông kế bên. Màu chữ nên chọn khi làm phim gồm có ba loại chính:
1.1. Solid (một màu). Chọn thể loại Solid trong hàng Fill type (cách tô màu).

1.2. Linear Gradient (2 màu liên tục). Trong hàng Color có hai ô vuông có nóc. Màu chữ sẽ đổi liên tục căn cứ vào hai màu chọn trong hai ô vuông này. Xê dịch vị trí của mỗi ô vuông có nóc sang trái hay phải để thay đổi số lượng màu vẽ trên mặt chữ nhiều ít tùy ý. Bấm hai lần (double click) để chọn màu trong bảng màu (color dialog). Nhớ chọn số trong ba màu chính (đỏ: Red, xanh lá cây: Green, xanh dương: Blue).

Nếu bấm chuột trái một lần (left click), màu trong ô vuông có nóc được vẽ lại trong hàng dưới có tên Color Stop (màu chặn). Có thể đổi một trong hai màu liên tục này bằng cách bấm vào ô vuông Color Stop. Cường độ của màu liên tục có thể giảm đi qua Color Stop opacity (độ mờ). Đổi hướng màu vẽ từ 0 đến 359 độ hay kéo quay kim đồng hồ trong phần Angle (góc quay).

1.3. 4-color gradient (4 màu liên tục góc hình chữ nhật). Bấm hai lần vào ô vuông tại mỗi góc để chọn màu thích hợp.

2. Cách vẽ ánh sáng óng ánh (Sheen). Bấm nút dấu hiệu tam giác chúi xuống để mở phần Sheen (ánh sáng chiếu óng ánh). Nhớ chọn có móc trong ô vuông kế bên.
Đường ánh sáng chiếu óng ánh được vẽ đi ngang mỗi chữ. Bấm chuột trái vào ô chữ nhật hàng chọn màu (Color) để đổi màu ánh sáng chiếu. Độ mờ (opacity) từ 0% đến 100% (rõ nhất). Độ dày từ 0 (sắc nét) đến 100 (dịu nhất). Đổi hướng vẽ đường ánh sáng chiếu từ 0 đến 359 độ hay cách quay kim đồng hồ trong phần Angle (góc quay). Đổi độ xa (offset) để xê dịch đường ánh sáng chiếu về bên trái hay phải mỗi chữ.

3. Cách lồng hình vào mặt chữ kiểu đường dệt (Texture). Bấm nút dấu hiệu tam giác chúi xuống để mở phần Texture (đường dệt). Nhớ chọn có móc trong ô vuông kế bên. Bấm ô vuông trong hàng Texture để chọn đặt bất cứ hình nào đem lồng vào mặt chữ.
Mở phần Scaling (đổi tỉ lệ) để thu nhỏ hay phóng đại hình lồng trên mặt chữ. Nên chọn Texture (hình dáng nguyên thủy) với tỉ lệ từ 20-80% hay Clipped face (hình thu gọn) với tỉ lệ 100%. Nếu hình lồng có diện tích nhỏ hơn mặt chữ, chọn Tile X (lập lại chiều X) cho chiều ngang, hay Tile Y cho chiều dọc. Hình lồng phải có đặc tính seamless (không có vân) nếu không mặt chữ sẽ có những vết sọc rất xấu tại những vị trí khi hình được lập lại.

4. Đặt hàng chữ trên đường phim (timeline), chọn export frame hay movie, chọn dạng bmp (bitmap files) để chép khung hình có hàng chữ thành một hình khác. Bức hình mới có chữ kiểu có thể được ráp nối rất dễ dàng sau khi mang vào Proshow Producer.