Bài ôn 2: Tóm tắt nguyên tắc hoạt động Proshow Producer & Photoshop

Tóm tắt: Phim ảnh có chất lượng cao đòi hỏi một số kỹ thuật điện ảnh căn bản. Proshow Producer giúp công việc ráp nối, chồng hình, và chuyển đổi phim ảnh được dễ dàng, suông sẻ hơn. Tuy nhiên khả năng chỉnh sửa nội dung trong khung hình, vẽ thêm hình, đổi màu, và viết chữ trình bày rất giới hạn. Chúng ta nên sử dụng Photoshop nếu nhu cầu phim ảnh đòi hỏi lãnh vực này. Bài ôn này tóm tắt những danh từ kỹ thuật và nguyên tắc căn bản đòi hỏi trong công việc ráp nối và chuyển đổi phim ảnh. Các kỹ thuật này được áp dụng trong khúc phim ngắn sau đây.

[WMVPlayer video=”/video/RotatingReflection.1.flv” image=”/video/RotatingReflection.2.jpg” width=640 height=384 autostart=0 repeat=1 /]

1. Mặt nạ khung hình.
Khi hai khung hình chồng lên nhau, khung hình bên trên sẽ che không cho thấy khung hình bên dưới. Nội dung của khung hình có thể là một bức hình, một đoạn phim ảnh, hay chỉ là một màu trơn làm nền hình. Nội dung khung hình khi chỉnh sửa trong Phostoshop chỉ có thể là hình hay màu. Có ba cách thường dùng để trông thấy khung hình bên dưới mặc dù đang bị khung hình bên trên che mất.
☼ 1.1. Chuyển dịch nội dung của khung hình bên trên ra khỏi khung hay phóng nhỏ nội dung trong khung hình cho nhỏ lại. Nên nhớ kích thước khung hình đã được chọn trước khi làm phim và không thay đổi. Những chỗ khuyết nếu có trong khung hình chồng bên trên với độ trong là 100% sẽ cho thấy nội dung của khung hình bên dưới ở những vị trí tương ứng.
☼ 1.2. Đổi độ cản hay độ mờ của khung hình bên trên hay bôi xóa các điểm màu có sẵn, 100% độ cản chỉ thấy khung hình chồng bên trên. 80% thấy nội dung của khung bên trên và khung bên dưới trộn lẫn với nhau. Khung hình bên trên hiện rõ hơn vì độ cản ở 80% sẽ cho thấy khung hình dưới ở độ sáng 20%. 0% chỉ cho thấy nội dung trong khung hình bên dưới. Phim ảnh sẽ rất linh động nếu áp dụng kỹ thuật này cho nhiều khung hình chồng lên nhau, nhưng rất phức tạp, đòi hỏi óc tưởng tượng và mắt mỹ thuật.
☼ 1.3. Mặt nạ khung hình dùng để che hay cho thấy nội dung muốn trình bày trong một khung hình. Những chỗ của khung hình bên trên bị mặt nạ che sẽ không thấy nữa và chỉ thấy hình của khung hình bên dưới. Nguyên tắc này giúp cho hai khung hình khác biệt có thể trộn lẫn với nhau tùy theo hình dáng và độ sáng của mặt nạ khung hình. Vị trí che tùy thuộc vào độ trong hay màu đen trắng. Thuần đen tương đương với 0% độ cản hay 100% độ trong (thấy khung dưới). Thuần trắng tương đương với 100% độ cản hay 0% độ trong (thấy khung trên).

2. Nguyên tắc hoạt hình qua các xảo thuật điện ảnh bằng cách đánh dấu các khung hình chính trên dòng thời gian trong Proshow Producer.

3. Nguyên tắc điều chỉnh màu sắc dùng khuynh độ để trộn màu giúp giảm hoặc tăng cường độ tương phản và độ sáng của màu sắc trong từng khung hình.

4. Khung hình viết chữ.

Danh từ kỹ thuật chuyên môn
Layer, khung hình, lớp chứa
Layer mask, mặt nạ khung hình
Film effects, xảo thuật điện ảnh
Duration, thời gian phim
Timeline, dòng thời gian
Pixel intensity, cường độ (độ sáng) của điểm màu
Pixel transparency, độ trong của điểm màu
Pixel opacity, độ cản hay độ mờ của điểm màu
Contrast, độ tương phản (trắng đen rõ rệt như hình vẽ)
Brightness, độ sáng
Gradient, khuynh độ, độ liên tục, hướng độ tăng
Colorization, tô màu
Keyframe, khung hình chính
Start time, thời điểm bắt đầu
Stop time, thời điểm chấm dứt
Zoom, còn gọi là scaling, phóng lớn hay phóng nhỏ
Pan, còn gọi là translate, chuyển dịch (vị trí dùng tọa độ)
Rotate, quay
Horizontal direction or x-direction, chiều ngang
Vertical direction or or y-direction, chiều dọc
Clockwise, cùng chiều kim đồng hồ
Counterclockwise, ngược chiều kim đồng hồ
Text layer, còn gọi là caption, khung hình viết chữ.