Độc tố trong thức ăn hàng ngày (Phần 2)

Toxins in the food we eat everyday (Part 2)Đọc bài bằng Anh ngữ

Một thực phẩm được chế biến là thứ thực phẩm không còn ở trạng thái nguyên thủy của nó trong bất kỳ hình thức nào. Thí dụ, nếu quý vị có một trái táo tươi mới hái từ trên cây xuống, trái táo đó vẫn ở dạng nguyên thủy chưa bị chế biến. Tuy nhiên, nếu quý vị lấy trái táo đó và nhất định làm, chẳng hạn như, sốt táo xay, hoặc ngay cả chỉ cần cắt táo và bỏ vào tủ lạnh, như vậy quý vị đã biến chế trái táo này.

Vì vậy, nói trắng ra là tất cả kỹ thuật nấu ăn hoặc đóng gói đều là chế biến thực phẩm. Ngay cả khi được chế biến chút ít (như cắt), vẫn là chế biến mà thôi. Đựng vô chai, đông lạnh, đóng gói, bảo quản, ngâm muối, bỏ thêm chất, tất cả các hình thức này toàn là những cách thức dùng để chế biến thực phẩm.

Biến chế bây giờ nói chung thực sự là không có vấn đề. Nếu quý vị hái một trái táo đẹp trên cây xuống và làm nước sốt táo hoặc nước táo, điều đó hoàn toàn tốt thôi. Nếu quý vị bắt một con bò sau đó xẻ thịt và thêm đồ gia vị rồi đem nướng ngay, điều đó cũng tốt thôi.

Nhưng đó không phải là những gì kỹ nghệ thực phẩm thi hành.

Đối với kỹ nghệ làm thực phẩm, “biến chế” đồng nghĩa với “sản xuất hàng loạt”. Chúng ta đều biết cách làm việc của các doanh nghiệp lớn: có càng nhiều sản phẩm càng tốt, và bán càng nhiều càng tốt. Kỹ nghệ thực phẩm làm thức ăn giống như hãng Toyota làm xe hơi, hoặc như hãng Apple làm iPhone kỳ lạ mà có thể uốn cong từ mông đít người sử dụng. Tiếc thay, thực phẩm không dễ ổn định như xe hơi hay iPhone. Thức ăn bị hư, bị vỡ bể, có mùi hôi, bị đổi màu. Vì vậy, kỹ nghệ thực phẩm tự biết có năm vấn đề rất lớn: chế biến thức ăn làm sao cho không đổi vị, trông hấp dẫn, hương vị thơm ngon, không bị hư, và giá phải rẻ.

1) Chế biến thức ăn làm sao cho không đổi vị.
Thực phẩm làm ra nếm phải có hương vị như nhau, trông giống nhau, người ăn cảm thấy không khác nhau, mùi thơm giống nhau, tất cả mọi thứ phải giống nhau khi thức ăn được sản xuất.

2) Chế biến thức ăn làm sao cho hấp dẫn.
Ngoài chuyện trông giống nhau, thức ăn phải trông hấp dẫn nữa. Và có mùi thơm nữa. Và có vị thơm ngon. Và mọi thứ đều tuyệt. Vì vậy, thức ăn làm ra phải giống nhau về khía cạnh thơm ngon.

3) Chế biến thức ăn làm sao cho thơm ngon.
Như đã nói ở trên, thức ăn phải ngon. Tất nhiên rồi. Gà chiên mà hơi nhạt nhẽo một chút là nhãn hiệu đi đứt ngay.

4) Bảo đảm thức ăn không bị hư.
Thôi thì vì lý do gì đó quý vị xoay sở làm cho tất cả thực phẩm có cùng một hương vị, hấp dẫn, và ngon, quý vị lại có một vấn đề mới: giữ mãi món ăn có cùng hương vị như vậy. Một lon spaghetti có hương vị tuyệt vời khi được nấu tại chỗ mà trở thành một đống bầy nhầy khi chuyên chở thì cũng kể như không?

5) Làm thức ăn có giá rẻ.
Sau cùng hay tệ nhất, là làm sao cho thực phẩm có giá rẻ, không tốn kém. Đối với khách hàng là chuyện tất nhiên rồi, còn đối với các nhà sản xuất là cái chắc. Quy luật buôn bán đó mà.

May mắn nhé. Quý vị chỉ cần hâm mì gói bằng lò vi sóng không thôi cũng đã gặp rắc rối rồi. Nếu chỉ tự nấu có một bữa ăn thôi mà đã không xoay sở được thì làm sao có thể xoay sở với hàng triệu bữa ăn thực hiện bằng máy móc? Không làm được đâu. Chấm hết.

Xem tiếp phần 3.