Sai lầm nguy hiểm trong mùa cúm

Sai lầm nguy hiểm trong mùa cúm.
Đây là lúc mùa cúm đến một lần nữa trong năm. Mùa cúm xuất hiện, đánh dấu bằng các chiến dịch y tế công cộng đồng và nhắc nhở chúng ta đi chủng ngừa. Hàng năm, có tới 5 triệu người trên toàn thế giới bị cúm nặng, gây ra khoảng từ
[adsense]
250,000 đến 500,000 người tử vong. Riêng tại Hoa Kỳ, tính ra có gần 111 triệu ngày làm việc bị mất đi trong mỗi mùa cúm do căn bệnh này gây ra. Điều đó tương đương với thiệt hại khoảng 7 tỉ đô la mỗi năm vì phải trả lương bệnh và mất năng suất.

Hình bên trái cho thấy các y tá đang chuẩn bị thuốc chích ngừa tại một bệnh viện chích ngừa cúm.
Cúm là một bệnh truyền nhiễm rất hay lây gây ra bởi một loại vi khuẩn. Bệnh cúm lan nhanh chóng từ các giọt hơi nước của một người bị nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi vào không khí. Bệnh này rất phổ biến, khó chịu và có khả năng gây tử vong. Thuốc chủng ngừa cúm cũng có hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh cúm, dù không được bao quát.

Nhưng bất chấp các chiến dịch nâng cao y thức về y tế công cộng tại Hoa Kỳ và Châu Âu, nhiều người vẫn nhất định giữ niềm tin sai lầm rằng các loại thuốc trụ sinh – như amoxicillin và azithromycin – là thuốc điều trị tốt nhất cho bệnh cúm. Và nhiều bác sĩ chỉ còn cách là đầu hàng chiều theo ý bệnh nhân một khi họ yêu cầu xin toa thuốc trụ sinh, mặc kệ những lý do mà khoa học và y tế đều rõ: khi chữa trị bệnh cúm, thuốc trụ sinh không có hiệu quả gì hết.

Một cuộc khảo sát gần đây tại Âu châu cho thấy một nửa số người trả lời có ý nghĩ sai lầm cho rằng “thuốc trụ sinh” có hiệu quả chống lại cảm lạnh cũng như bệnh cúm. Mặc dù ai cũng biết, từ ngữ “thuốc trụ sinh” hay “thuốc kháng sinh” là một cái tên nhầm lẫn cho loại thuốc này. Nói cho đúng thuốc trụ sinh thực sự chỉ có trong thiên nhiên còn đa số các dược phẩm gọi là “trụ sinh” là do người tạo ra. Chúng ta nên gọi chung những thứ thuốc này là “kháng” gì đó tùy theo loại sinh vật thuốc này trừ – kháng vi trùng, kháng vi khuẩn, kháng nấm, chẳng hạn.

Các cuộc thăm dò ở các nước khác như Hoa Kỳ và Úc đều có kết quả tương tự. Thuốc trụ sinh hay thuốc kháng sinh chống lại vi trùng, không phải là vi khuẩn. Cúm là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Thuốc trụ sinh không những không có hiệu quả chống lại bệnh cúm, mà còn có hại vì ba lý do.

Đầu tiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra phản ứng bất lợi, trong các trường hợp hiếm hoi có thể bị nặng. Các thuốc chống vi trùng thường gây ra tiêu chảy, nhưng mỗi 1 trong 10,000 trường hợp, những thuốc này cũng có thể làm bệnh nhân bị phản ứng dị ứng có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng.

Thứ hai, thuốc rất tốn tiền và việc sử dụng thuốc không có kết quả gì hết là cả một sự lãng phí tiền bạc. Tại Hoa Kỳ một nghiên cứu ước tính rằng hơn 1 tỷ đô la đã được chi tiêu cho nhu cầu thuốc trụ sinh ở những người lớn khỏe mạnh và cha mẹ của các trẻ em nhỏ.

Sai lầm thứ ba và quan trọng nhất là mỗi khi chúng ta dùng thuốc trụ sinh, các vi trùng yếu bị giết, nhưng các loại vi khuẩn mạnh hơn vẫn không chết mà còn sinh sôi dữ dội. Việc lạm dụng các loại thuốc này đã làm cho thuốc trụ sinh bị lờn trở nên một mối đe dọa toàn cầu. Vì vậy điều quan trọng là thuốc trụ sinh chỉ được sử dụng một khi thuốc có khả năng mang đến lợi ích trong lúc chữa trị nhiễm trùng. Điều này có nghĩa là phải biết rõ bị nhiễm trùng gì và chọn loại thuốc nào có nhiều khả năng để đánh bại loại bệnh nhiễm trùng ấy.

Các khoa học gia, các bác sĩ và các chuyên gia y tế đều biết từ lâu các loại thuốc trụ sinh dùng chữa trị bệnh cúm không có hiệu quả gì hết. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, tin tức đó vẫn chưa lan rộng đủ để gây ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân và bác sĩ chữa trị trong phòng mạch. Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu RAND cho thấy các bác sĩ có khuynh hướng sai lầm là kê toa thuốc trụ sinh cho trẻ em nếu họ cho rằng các bậc cha mẹ đang mong muốn như vậy.

Một số chiến dịch y tế công cộng đã cố gắng nâng cao ý thức về lãng vực này trong dân chúng và ngay cả những nhà chuyên nghiệp. Từ năm 2002 người Pháp đã điều hành chiến dịch gọi là “Antibiotiques c’est pas automatique” (Không nên tự động cho thuốc trụ sinh).

Tương tự, cơ quan Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật đang điều hành các chiến dịch hàng năm có tên “Khôn đi: Biết khi nào thuốc trụ sinh có hiệu quả” từ năm 1995 với mục tiêu giảm bớt hàng năm trên 41 triệu toa thuốc trụ sinh không cần thiết cho bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phía trên của người lớn.

Cả hai chiến dịch y tế của Pháp và Hoa Kỳ đều đã góp phần làm giảm bớt khoảng một phần tư số các loại thuốc trụ sinh trong các toa thuốc, với số giảm lớn nhất ở các toa thuốc cho trẻ em.

Chúng ta nên ăn mừng nỗ lực của các chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng về cách giảm bớt dùng các toa thuốc trụ sinh không cần thiết, mặc dù các chuyên gia y tế vẫn còn quy định sai lầm về các loại thuốc trụ sinh cho bệnh cúm, và ngay cả chúng ta vẫn còn muốn có thuốc trụ sinh mỗi khi bị cúm. Vì vậy, khi bước vào mùa cúm, tất cả chúng ta đều có một trách nhiệm. Không nên yêu cầu bác sĩ kê các tao thuốc không có kết quả gì hết – đó là một sai lầm nguy hiểm và có hại cho xã hội.