Bài ôn 9: Cách ráp nối phim ảnh căn bản trong Proshow Producer

Tóm tắt: Bài hướng dẫn cách ráp nối căn bản các phim ngắn để giúp thực hiện nhạc cảnh được linh động và không bị gián đoạn.
Phim mẫu 09.Masks gồm có các phần thực tập sau đây:
1. Xếp đặt các tài liệu phim ảnh. Trước khi ráp nối, nên xếp đặt các tài liệu phim ảnh theo thể loại đễ dễ tìm kiếm và lưu trữ. Các thể loại chính nên có: âm thanh (audio), hình ảnh (images), phim (movies), phim gởi lên mạng (web), và phim lưu trữ (archive). Nên xếp đặt phần âm thanh trước khi xếp đặt phim ảnh để biết tổng thời gian phim.

2. Phần mờ giới thiệu hay kết thúc (fade in/fade out) chuyển từ màu đen sang hình ảnh đầu tiên. Phần chuyển tiếp này không nên dài quá 5 giây (transition time). Thời gian cho khung hình màu đen là 0 giây.

3. Phần chuyển tiếp (transition). Nếu không cần chuyển tiếp, thời gian chuyển tiếp đặt ở 0 giây. Nhấn nút chuyển tiếp (dấu hiệu chữ AB) để chọn một trong vài trăm kiểu chuyển tiếp có sẵn.

4. Cách tính thời gian cần thiết cho mỗi đoạn phim (slide time). Để phim khỏi bị dừng, thời gian phim cần xác định chính xác cho mỗi slide. Thời gian phim có thể tìm thấy tại Layer Settings/Length. Thời gian slide = Thời gian phim – thời gian chuyển tiếp (bắt đầu và kết thúc mỗi slide).

5. Cách xếp đặt các khung hình chính (keyframes) để xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt. Các đoạn phim liên hệ nhau nên đặt thành nhiều khung hình (layer) trong mỗi slide. Thời điểm chấm dứt của mỗi khung hình cũng là thời điểm bắt đầu của khung hình bên dưới.

6. Cách đổi và chuyển màu (colorize). Khi ráp hai khúc phim có màu sắc tương phản, nên chuyển màu thành đen trắng hay một màu chọn bất kỳ (vàng, tím, xanh thẫm) tại thời điểm chấm dứt của phim 1 và tại thời điểm bắt đầu của phim 2.

7. Cách xếp đặt thứ tự cho các khung hình (layer order). Để ý khung hình bên trên luôn luôn che khung hình bên dưới. Khung hình bên dưới chỉ thấy khi nào khung hình trên bị che bằng mặt nạ (mask) hay thời điểm khung hình (keyframes).

8. Chọn các kiểu vẽ có sẵn (slide styles) để phim ảnh được linh động. Nên chọn kiểu vẽ có cùng số khung hình (number of layers) để tránh các hiệu quả không ưng ý.

9. Phối hợp các kiểu vẽ có sẵn và các xảo thuật (mở màn, lỗ mở).

10. Sử dụng măt nạ khung hình (layer mask). Mặt nạ thường có những hình đơn giản và đối xứng như hình bầu dục, hình ngôi sao. Các góc cạnh của hình trong mặt nạ nên làm mờ để chuyển tiếp được linh động.

11. Cách phóng đại và xê dịch khung hình (pan/zoom).